 |
Kho bài viết |
 |
|
Tháng Ba 2023 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
|
|
≤ < ≡ > ≥ |
|
|
|
|
 |
Nhận thư điện tử |
 |
|
|
 |
Thành viên online |
 |
|
Thành viên: 0 Khách: 1
Số truy cập: 1668868 |
|
|
|
|
 |
 |
|
 |
Đó là trường hợp của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
Cũng như “ông thầy” Nam Cao của mình (người phải vất vả lắm mới có được bút danh ổn định sau những cái tên như: Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê), có một thời gian dài nhà văn Nguyễn Khắc Trường lấy bút danh là Thao Trường, một bút danh mang đậm chất lính tráng, rất phù hợp với môi trường ông đang công tác khi ấy.
 |
|
|
Ông thường sử dụng bút danh Bút chiến đấu, và đã thực sự tuyên chiến với bao thói hư tật xấu, nhưng trong tâm trí của những bạn đồng niên và nhiều người khác, đằng sau ngòi bút hóm hỉnh này là cả một tấm chân tình. Ông luôn muốn chia sẻ với mọi người, dù chỉ bằng tiếng cười. Bài viết của Nguyễn Tý nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (14/3/1900).
 |
|
|
Tú Mỡ (1900-1976) sinh thời là người tính tình lão thực, đôn hậu, hóm hỉnh. Nhiều người nhận xét: đời Tú Mỡ có thể tóm tắt trong một câu, sống để cười và ngược lại, sống hạnh phúc cũng vì luôn biết cười.  |
|
|
1. Sợ thư
Trong bữa rượu, một anh bạn vốn ưa triết lý hão và mơ mộng viển vông thở dài thườn thượt:
- Không hiểu sao, hễ cứ lâu lâu mà không nhận được bức thư nào của bạn hữu, tôi lại thấy như cả loài người bỏ quên tôi ấy!
Vũ Trọng Phụng lạnh lùng:
- Còn tôi, tôi sợ nhất là những bức thư của bạn bất cứ là bạn xa gần. Nhỡ bố nào tự nhiên lại hỏi vay tiền thì bỏ mẹ, thật là tai hoạ!
 |
|
|
Cuối cùng, toàn bộ hồ sơ điều tra về vụ tự sát của nhà thơ Nga Xô viết tài năng Vladimir Maiakovsky cùng những tài liệu và hồi ức của những người cùng thời với ông cũng đã được công bố.  |
|
|
Nhà thơ Thanh Tịnh (1917-1988), thời kháng Pháp, là người viết các bài tấu và độc tấu rất cừ. Bộ đội rất thích nghe ông độc tấu bài “Lão dân quân Đông Bắc”. Ông có tài bắt chước ba, bốn giọng. Có khán giả lính hỏi nhờ đâu mà ông có tài đó.  |
|
|
Theo Ngô Quang Nam trong "Lối thơ Bút Tre", NXB Văn hoá 2000, khi ông Đăng (Bút Tre) làm Trưởng ty Văn hóa, tỉnh Phú Thọ, ông ký quyết định cho ông Nguyễn Lộc- ở HTX Phùng Nguyên đi học về bảo tàng. Ông Lộc không muốn đi nên Bút Tre đã gửi cho ông Lộc hai câu:
Chú sang công tác bảo tàng
Đó cũng là việc cách màng giao cho.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, Bút Tre cảm thán:
Nghe tin mà bỗng bàng hoàng
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.
Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, khi ký tên thường không đánh dấu các Việt nên viết là Dang Van Dang, mọi người đọc không dấu là Giăng-Van-Giăng, đồng âm với tên nhân vật chính trong "Những người khốn khổ" của Victor Huygo. Từ đó những người cùng cơ quan gọi ông là "Giăng Văn Giăng".
Nhà Bút Tre nghèo, ông ngủ trên một cái chõng tre, nhà không cánh cửa, chỉ che bằng phên liếp lá cọ, nghe tin người bạn mất trộm, ông đùa:
Cứ như tớ hoá lại hay
Chẳng lo giữ của cả ngày lẫn đêm
Cửa ngõ không phải cài then
Ai thăm cứ việc đẩy phên mà vào.
Theo Ly Ha Thao
|
|
|
Tôi nhớ có một lần, hồi còn ở trong nước, cách đây hai chục năm, một nhà văn (lâu ngày không nhớ chính xác, hình như là anh Vương Trí Nhàn) kể chuyện Xuân Diệu ăn rất khoẻ, ăn như ma đói. Xuân Diệu bảo ăn nhiều mới có sức khoẻ làm thơ, viết lách.  |
|
|
Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ khá điềm đạm và “trẻ tính”. Cái giọng kể cả trầm trầm, đôi mắt sáng mà cái nhìn lại xa xăm, vầng trán rộng mà gần như không thấy tóc làm tôi ấn tượng với anh suốt hơn 5 năm trời và luôn tìm cách khám phá con người thơ mà thực ấy.  |
|
|
Trước ngày bế giảng lớp “Văn nghệ khoá Lê Trần” (1951) ở ấp Đồng Cùng, rừng U Minh, thi sĩ Nguyễn Bính tâm tình với bạn thân Hoàng Tấn: “Mình đã ngoài 30 rồi, sống lẻ loi mãi cũng buồn, mình tính vào khoảng sau hai tháng nữa sẽ cưới vợ”.  |
|
|
|
|
 |
|