Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ ba,
28.03.2023 21:56 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1668986
Tin tức > Nghiên cứu-Phê bình-Chân dung > Xem nội dung bản tin
Nguyễn Hải Hoành: Phạm Quỳnh – Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta (Kỳ 1)
[23.09.2021 10:05]

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm,… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta.

Điều đó có thể liên quan tới năng khiếu ngôn ngữ bẩm sinh của ông: giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi (năm 1922). 

Trước hết, Phạm Quỳnh nhận thức đúng vai trò vô cùng quan ttrọng của ngôn ngữ đối với dân tộc. Ông là tác giả câu nói bất hủ “Tiếng ta còn (thì) nước ta còn”, cho rằng tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc, tổ quốc. Nhận định đó dựa trên một sự thực lịch sử do ông phát hiện: nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá về ngôn ngữ như các bộ tộc Bách Việt ở miền Hoa Nam, và do đó không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông viết: Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng Tàu.

Nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892 - 1945)

Đúng thế, để ta không nói tiếng Tàu, cụ thể là không đọc chữ Hán bằng tiếng Tàu, tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng âm Việt (còn gọi là từ Hán Việt), tức đã Việt Nam hoá phần ngữ âm của chữ Hán. Rốt cuộc dân tộc ta mượn được chữ Hán để dùng, nhưng vẫn nói tiếng mẹ đẻ, không nói tiếng Hán. Bằng cuộc đấu tranh khôn ngoan ấy trên lĩnh vực ngôn ngữ mà dân tộc ta tránh được thảm hoạ bị đồng hoá, đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.

Ngay từ hơn 100 năm trước, Phạm Quỳnh từng nhận định rất sâu sắc về mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy: Lời nói tuy là cái áo của tư tưởng, nhưng tư tưởng phát biểu ra được cũng nhờ ở lời nói; tư tưởng không thể rời lời nói được. Ngôn ngữ học hiện đại cũng có giải thích tương tự: ngôn ngữ là công cụ tư duy và là cái vỏ vật chất [cái áo] của tư duy, con người tư duy bằng ngôn ngữ, tư duy không thể tách rời ngôn ngữ; các dân tộc khác nhau chủ yếu ở tiếng nói; ngôn ngữ thể hiện khả năng trí tuệ của dân tộc, là linh hồn của dân tộc.

Rõ ràng, một thứ quan trọng như thế mà để mất thì còn đâu dân tộc nữa. Nền văn hoá Hán có sức đồng hoá cực mạnh. Sau khoảng hơn 100 năm bị Hán hoá, dân tộc Mãn ở Trung Quốc bỏ mất tiếng Mãn, chỉ còn nói tiếng Hán. Nhưng Việt Nam sau hơn 1000 năm bị Hán hoá, tiếng Việt chẳng những không mất đi mà càng thêm giàu sức sống, dần dần trở nên thích hợp với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Chẳng rõ trên thế giới còn có dân tộc nào lập được kỳ tích như vậy?   

Thứ hai, Phạm Quỳnh đánh giá tiếng Việt bình dân [ông gọi là tiếng Nôm, tiếng ta] rất phong phú về ngữ âm và từ ngữ. Ông viết: Người nào hay chê tiếng Việt là nghèo hãy về nơi dân thôn hay ra chốn chợ búa, nghe bọn phụ nữ nói năng. Tôi tưởng các bậc tu mi [đàn ông] phải ghê cái tài hùng biện của các bạn quần trồi [đàn bà][điều đó] đủ chứng minh rằng tiếng Việt ta giàu biết bao nhiêu. Hãy thử nghe hai người đàn bà nhà quê nói chuyện hay cãi nhau, từ đầu chí cuối toàn là phương ngôn tục ngữ cả, cứ từng hồi, từng tràng, như một bài diễn thuyết trường thiên. Trong quốc âm ta có nhiều tiếng rắp đôi hay lắm [ví dụ láo nháo, xoen xoét], hay vô cùng, tưởng không có tiếng nước nào bằng.

Văn tiếng Nôm thường là văn truyền khẩu trong dân gian; Phạm Quỳnh nhận xét: Tuy không có sách nào biên chép, nhưng tôi dám quyết đó là một thứ văn chương rất phong phú, tưởng không nước nào có một cái văn chương truyền khẩu giàu như nước ta. Tiếng ta thật giàu có mà lại tinh tế nữa.

Ông mạnh dạn vạch ra sai lầm suốt mấy nghìn năm của giới trí thức nước ta –– coi thường ngôn ngữ mẹ đẻ, tức tiếng Nôm, văn Nôm; họ “chung kiếp học mướn viết nhờ” (suốt đời học đạo Khổng Mạnh, viết chữ Hán); người coi trọng văn Nôm như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm quá ít. Các cụ ta ngày xưa vì say đắm chữ Tàu nên lãng bỏ tiếng Nôm, để cho con cháu ngày nay khổ vì có nước mà không có văn. Ông kêu gọi: Các cụ đã xao lãng, bọn ta phải chăm chú. Ngày nay người nào chịu viết văn Nôm là làm một việc công đức; người nào chịu đọc văn Nôm là làm một việc nghĩa vụ vậy. Công đức, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với nước nhà, há lại chẳng nên vui vẻ mà làm ư? Quan điểm tiến bộ, yêu nước ấy của ông trái với quan điểm của nhiều trí thức Hán học và Tây học đương thời: coi thường văn tiếng Việt, sùng bái văn Tàu hoặc Pháp.

Phạm Quỳnh nhận định đúng về mặt mạnh của tiếng Việt là ngữ âm rất phong phú. Ngôn ngữ học hiện đại cho biết tiếng Việt có số lượng âm tiết không xét thanh điệu (tức “khuôn âm tiết”, syllable) nhiều gấp chục lần tiếng Hán (4312 so với 415), nhờ thế tiếng Việt thích hợp dùng loại chữ viết dễ học là chữ biểu âm (phonogaph), còn tiếng Hán thì không. Kết quả là từ giữa thế kỷ XVII dăm vị giáo sĩ người Âu đã thành công chuyển đổi chữ Nôm thành loại chữ biểu âm Latin hoá (về sau gọi là chữ Quốc ngữ).

Trong khi đó ở Trung Quốc, chính phủ và toàn dân bỏ ra ngót 100 năm tiến hành Latin hoá chữ Hán mà bất thành, rốt cuộc đành phải bỏ dở (từ 1986).

Tiếng Việt cũng rất phong phú về từ ngữ, bởi lẽ khi dùng ngôn ngữ biểu âm, ai cũng có thể tự do chắp các ngữ âm lại thành từ ngữ mới. Còn Hán ngữ có kho chữ Hán làm sẵn từ mấy nghìn năm trước, tất cả mọi người chỉ được dùng trong phạm vi số chữ ấy, không được làm chữ mới.

Tuy bênh vực tiếng Nôm nhưng Phạm Quỳnh cho rằng Tiếng ta giàu về phần cụ tượng [hình tượng] mà nghèo về phần trừu tượng…Bởi vậy tiếng ta sở trường về lối vận văn [văn vần, như thơ ca, vè, hát nói], còn lối tản văn [văn xuôi] là văn nghị luận thuyết lý thì vụng lắm. Những danh từ về nghĩa lý nếu không mượn chữ Nho [tức từ Hán Việt] thì không đủ tiếng mà dùngNói đến nghĩa lý thì các cụ ta toàn dùng Hán văn cả, cho rằng tiếng nước nhà là nôm na thô thiển. Thành ra tiếng ta [hiểu là chữ Nôm] xưa nay không bao giờ được cái danh dự dùng làm văn tự [chữ viết] để truyền bá học thuật. Danh dự ấy toàn thuộc về chữ Hán. Thật là những nhận xét rất xác đáng về ngôn ngữ học. Đúng thế, văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ ca, hiếm có tác phẩm văn xuôi. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học nước ta –– Truyện Kiều, là truyện thơ, mượn nội dung của Trung Quốc, chủ yếu hay ở ngôn ngữ.

(Còn nữa)

 

Tin liên quan:
Nguyễn Hải Hoành: Phạm Quỳnh – Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta (Kỳ 2) (23.09.2021 10:31)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Lặng lẽ Nguyễn Thành Long
Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ
Nguyễn Bảo Sinh-nhà thơ dân gian có chất “Bút Tre”
Tượng đài người lính Điện Biên (qua bài thơ “Giá từng thước đất” của Chính Hữu)
Lần theo mối tình Chí Phèo - Thị Nở
Nhà thơ Việt Phương: “Nhân chi sơ, tính…phức tạp”
CHÂU HỒNG THUỶ: Nếu tôi là Puskin
Trí khôn nhà văn ở đâu?
Một người Việt làm thơ bằng tiếng Nga
Phê bình văn học - Trường hợp Trương Tửu
 
 
 
Thư viện hình