Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 14:32 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1697225
Tin tức > Phỏng vấn - Trao đổi - Bình văn > Xem nội dung bản tin
Quốc Thường: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
[11.04.2021 19:00]
Khi cha mẹ chưa là tấm gương
Công thầy cô là dã tràng xe cát.
Cha mẹ chửi nhau là làm tan nát
Công thầy cô dạy bảo ở trường.

(Quốc Thường)

Trong chúng ta đều có phần CON và phần NGƯỜI, mỗi con người khi sinh ra đã có mầm thiện lẫn mầm ác.


  Nhân chi sơ tính bản thiện.
             ( Khổng tử)


 Nhân chi sơ tính bản ác.
             ( Tuân tử)


Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
  ( Hồ Chí Minh)


    Vấn đề của giáo dục là làm sao để hạn chế cái ác, tăng phật tính cho con em chúng ta?


    Nhân cách mỗi con người là sản phẩm của ba môi trường  giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục gia đình là quan trọng nhất.

 

   Tôi đã từng xúc động vì một phụ huynh tuần hai buổi đưa con hơn chục cây số trên chiếc xe cup cũ lên nhà tôi học thêm. Lần nào gặp tôi, vị phụ huynh đó cũng cẩn thận xuống xe chào tôi. Cậu học trò ấy giống bố, lúc nào cũng lễ phép với tôi. Giờ nó vẫn vậy, dù đã ra trường nhiều năm rồi.

 

    Tôi cũng gặp 1 ông bố, đi xe ô-tô đẹp, đưa con đến học. Nhìn thấy tôi, ông chưa một lần chào hỏi. Đứa con ấy, sau khi đỗ đại học, gặp tôi ngoài đường, nó tỉnh bơ như không thấy, không biết.


  Cha mẹ bạc đãi, bất hiếu với ông bà, hầu hết đó sẽ là phiên bản của chính mình lặp lại trong tương lai.


    Gia đình là nơi hình thành nhân cách đứa trẻ. Mầm ác độc hay thiện lương được gieo ngay khi đứa trẻ đang nằm nôi, thậm chí có từ trong bụng mẹ. Cây độc thường không ra trái ngọt được.

    Ở trường, thầy cô dạy đến ngã tư, thấy đèn đỏ các con phải dừng lại. Nhưng nếu những đứa trẻ, ngồi trên xe, thấy bố mẹ cứ vượt đèn đỏ vô tư, thì dần dần, đứa trẻ sẽ quên lời thầy cô dạy, nó cũng sẽ vượt đèn đỏ như bố mẹ chúng.
 
    Nhà trường có trách nhiệm cùng gia đình giáo dục để trẻ hoàn thiện nhân cách. Nhưng điều đó  không có nghĩa nhân cách đứa trẻ chỉ là sản của mỗi thầy cô, nhà trường. 


   Vụ việc, năm đứa con gái lột đồ đánh bạn ở Hưng Yên, học sinh quậy phá, hỗn với cô Tuất ở TH Sài Sơn B vừa qua là thất bại thảm hại của giáo dục, xin đừng đổ lỗi hết cho thầy cô. Cái tâm ác của năm đứa trẻ đó, của nhiều em trong lớp học đó phần nhiều là do môi trường gia đình tạo nên.

 

    Tôi rất dị ứng câu gửi gắm cửa miệng của phụ huynh: "Trăm sự nhờ thầy". Tôi thường trả lời họ: "Giáo dục con là trách nhiệm chính của các bậc phụ huynh, thầy cô cùng phối hợp dạy dỗ. Ủy thác cả cho thầy cô, chắc tôi không dám nhận".

 

    Sau mỗi vụ việc, mọi người cứ sồn sồn như lên đồng chửi bộ giáo dục, chửi ông bộ trưởng, nhưng có ai chợt lắng lại, bắc tay lên trán tự hỏi, mình đã làm trọn vẹn vai trò giáo dục gia đình chưa?


   Ai cũng từng làm học trò, thế mà lắm kẻ lên Facebook gọi thầy cô là con này, thằng kia thì tác động của mình đến việc dạy con cái thế nào? Nếu bản thân không là bậc cha mẹ mẫu mực thì sao mong có lớp sau lễ phép, biết kính trọng người lớn, quý trọng cô thầy được?

 

    Xã hội đang lệch chuẩn. Một thời kỳ quá độ khi chúng ta mải miết làm kinh tế, lấy thước đo giá trị con người bằng giá trị vật chất mà người đó sở hữu. Rồi tất cả sẽ quay lại chuẩn mực đạo đức. Rồi tình người, tính thiện lương sẽ trở lại là thước đo phẩm hạnh con người - tôi tin thế, dù có thể rất lâu. Trong thời gian chờ đợi hệ giá trị đạo đức đảo chiều, mỗi chúng ta hãy làm tốt vai trò của người làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, hãy làm trong lành chính môi trường giáo dục trong gia đình mình. Hãy dạy con em chúng làm điều tốt, hãy dạy con sống thiện lương, dạy con học để nâng tầm bản thân chứ không phải học vì những con điểm.


    Nếu phụ huynh còn gầm lên khi con bị điểm kém, nếu phụ huynh còn chất vấn thầy giáo: "Sao cháu nhà tôi chỉ được có tám điểm toán nhỉ? Ngày cấp một, cấp hai nó toàn điểm chín mười. Thì ra bệnh thành tích trong giáo dục không thể giảm tý nào.


   Hãy nói với con: " Cố lên một chút nhé! Bố mẹ tin con sẽ làm được" và hài lòng, cổ vũ nó nếu từ điểm 2 nó đã được 3 điểm.

   Để xã hội tốt, mỗi gia đình cần là cái nôi tốt trước đã. Đừng bất cứ chuyện gì xảy ra với một đứa trẻ, cũng đổ hết trách nhiệm lên thầy cô, nhà trường. Chúng ta, những bậc làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm đầu tiên.

 

   Khi nhà trường dạy và học còn nhiều khiếm khuyết, xã hội còn nhiều cạm bẫy thì giáo dục gia đình lại càng quan trọng. 


   Chúng ta hãy dành cho con cái nhiều yêu thương, nhiều sẻ chia hơn. Xin đừng không gieo, không chăm mà mong hái quả ngọt...”!


PS Tôi chứng kiến nhiều nhà hảo tâm đủ mọi thành phần khi đi trao quà từ thiện cùng nhóm Nhân Ái Hồng La, họ đưa theo cả con cái, cho các em trải nghiệm, trực tiếp trao quà cho người nghèo. Tôi tin chắc chắn, các cháu lớn lên sẽ là người tử tế, có 1 trái tim nhân hậu.

(Quốc Thường- Sưu tầm- Biên soạn)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Choáng váng truyện sex trẻ em
Mệnh lệnh của tổ tiên - PGS-TS Trần Hữu Tá
NGƯT Vũ Thế Khôi: Không có đạo thầy trò thì đừng nói đến giáo dục
Tưởng nhớ thầy Trần Quốc Nghệ - Người thầy siêu giỏi
Vì sao tôi dịch lại thơ Đường?
Phiên âm hay viết theo tiếng Anh?
Khoảng trống của văn học Việt Nam trên văn đàn Nga
Nỗi xấu hổ của dịch giả Ruồi Trâu
Cụ Vũ Đình Hoè, cựu Bộ trưởng tư pháp kể chuyện về luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại phiên toà xét xử ông cố vấn Vĩnh Thuỵ
Người viết trẻ có còn mơ vào Hội Nhà văn?
 
 
 
Thư viện hình