Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 15:02 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697243
Tin tức > Trang Văn người Việt ở các nước khác > Xem nội dung bản tin
Đỗ Quyên: Đẻ sách
[25.01.2019 15:44]
Tuyên ngôn của Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách (Kết) Tiếp theo kỳ trước:

Trong tương lai, nền văn trị của giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập đó mất đi nhanh hơn. Hành động văn học chung của giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách, ít nhất ở những nước có ngữ pháp văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng văn nghệ của họ.


Hãy xóa bỏ tình trạng Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách để tình trạng văn chương dân tộc này ăn thịt văn chương dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai tầng Ăn/Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách trong nội bộ dân tộc không còn nữa, thì sự thù địch giữa các ngôn ngữ dân tộc cũng đồng thời mất theo.

Còn những lời buộc tội Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách, xuất phát từ những quan điểm tôn giáo, triết học và nói chung là những quan điểm tư tưởng thì không đáng phải xét kỹ.


Lịch sử văn học chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng tác phẩm tinh thần cũng biến đổi theo việc Ăn Thịt Người như một trao đổi vật chất? Những tư tưởng văn trị của một thời đại bao giờ vẫn chỉ là những tư tưởng của giai tầng văn trị.


Cách mạng Ăn Thịt Người Đẻ Sách là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sáng tác kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của mình, nó - chứ không ai khác! - đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những văn pháp kế thừa quá khứ.


Nhưng hãy gác lại những lời mà giai tầng Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách phản đối Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách.


Tựu trung, và như chúng ta đã thấy trên kia, bước thứ nhất trong cuộc cách mạng Ăn Thịt Người là giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách biến thành giai tầng văn trị, là giành lấy văn chủ.


Tiếp theo, giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách sẽ dùng sự văn trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ Thịt Người và văn liệu Thịt Người trong tay giai tầng Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách, để tập trung tất cả những công cụ viết lách vào trong tay Nhà nước cộng hòa văn chương, tức là trong tay giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách đã được tổ chức thành giai tầng văn trị, và để tăng thật nhanh số lượng những văn lực.


Cuối cùng, Nhà nước cộng hòa văn chương sẽ giải tán khi giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách hoàn toàn và tuyệt đối làm chủ nền văn trị, trong đó có và chỉ có một thứ chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách với văn nghiệp làm theo văn lực hưởng theo văn cầu.


3. Văn học Ăn Thịt Người Đẻ Sách

Không một phút nào, không một cú nháy chuột nào nền Văn Học Ăn Thịt Người Đẻ Sách lại quên văn giáo cho các nhà văn và độc giả của mình ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa văn tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách và văn tầng Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách.


Cho đến nay dòng văn học Ăn Thịt Người Đẻ Sách có các nhánh biến tướng sau đây (mức độ Ăn Thịt Người Đẻ Sách tăng dần):


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách phản động


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách bảo thủ


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách không tưởng


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách xét lại


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách xét lại hiện đại


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách xét lại hậu hiện đại


- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách phê phán

- Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách chân chính


Nhất quán một cách triệt để, chúng tôi phản đối các tông phái văn học Chủ nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách muốn "Văn hủy một cách tàn bạo", và nhất là xu hướng tuyên bố mình vô tư đứng trên tất cả mọi cuộc đấu tranh giai tầng văn nghệ.


Trừ một số rất ít, còn thì tất cả những tác phẩm - tiếng Việt và các thứ tiếng khác - theo các biến tướng nói trên mà tự xưng là Ăn Thịt Người hay Ăn Thịt Người Đẻ Sách đang lưu hành ở Việt Nam nội địa và Việt Nam hải ngoại, cũng như trên khắp làng văn toàn cầu, đều thuộc vào loại văn bẩn và làm suy yếu con người.


Những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách chú ý nhiều nhất đến nước Việt Nam,

vì nước Việt Nam hiện đương ở vào đêm trước của một cuộc cách mạng Ăn Thịt Người Đẻ Sách mang tầm toàn cầu;


vì nước Việt Nam sẽ thực hiện cuộc cách mạng ấy trong những điều kiện tiến bộ hơn của nền văn học Đông Nam Á và cũng như Á châu nói chung, và với một tầng lớp Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với hai nước Lào và Campuchia;


vì nước Việt Nam cần dòng văn học Ăn Thịt Người Đẻ Sách hơn lúc nào hết để chặn đứng mọi mưu toan sinh tử hòng xâm lấn biên giới, khống chế, chiếm giữ biển Đông và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ chủ nghĩa bành trướng Bắc phương xưa “lấy thịt đè chữ” nay “dùng tiền ép văn”.


Và do đấy, cái cuộc cách mạng trường kỳ Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách từng xảy ra ở Việt Nam với khai mở là phong trào Thơ Mới, sau được nâng thành các khuynh hướng, chủ nghĩa như Sáng Tạo, Nhân Văn - Giai Phẩm, Hiện thực Xã hội chủ nghĩa và Đổi Mới chỉ có thể là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng Ăn Thịt Người Đẻ Sách đã và đang được thực thi.


4. Thái độ của những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách đối với các phe phái đối lập và cách tân khác



Ở tất cả mọi nơi, những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách đều ủng hộ mọi phong trào cách tân chống lại trật tự văn học hiện hành.

Trong tất cả phong trào ấy, họ đều đưa lên hàng đầu vấn đề con người sở hữu sự ăn thịt đồng loại để viết sách; coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, không kể nó đã có thể phát triển đến trình độ văn pháp nào.

Sau nữa, những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết mọi nội dung văn học và liên hợp mọi hình thức văn chương của tất cả các phương pháp sáng tác Ăn Thịt Người, bất kể vì mục đích văn nghệ gì ở tất cả các nước, với tất cả các ngôn ngữ.



Những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách coi là vô nhân văn một khi giấu giếm những mục đích hành văn, quan điểm mỹ học và nhất là phương pháp văn tác, cùng thuật pháp văn chương, thủ pháp văn từ của mình. Họ công khai tuyên bố rằng, văn đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng mọi văn lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội văn học hiện hành, đặc biệt ở thể loại đang được gọi là tiểu thuyết mà tiểu thuyết châm biếm giữ vai trò xung kích.


Mặc cho các dòng văn học chính thống và các dòng chuẩn, tựa, bán, phụ, phò, phi, phản, lề chính thống run sợ trước một cuộc Cách mạng của Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách!


Trong cuộc cách mạng ấy, những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích văn học từ sự Không Ăn Thịt Người trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới văn chương.


Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách tất cả các nước, văn đoàn lại!


Vĩ thanh


Cuốn sách từng qua ba năm viết, mười năm sửa (sửa là sửa trong khi chờ dịp xuất bản); nay tôi nháy mắt về tên sách bấy lâu chầm bập. Cũng bởi sau khi đọc bản thảo, bạn viết Thân Đặng trong tình thân thiết có ý phê mà chê ở chuyện đội mũ cho các sáng tác… “Dường như Đỗ Quyên không chú ý lắm đến việc giựt tít; hoặc giả rất muốn có những cái tít mang bản sắc thật riêng, cơ mà riêng như thế thì chưa ?tới’. Em rất nghiêm túc nói rằng, nếu bác đầu tư thật sâu cho việc đặt title thì rất có thể số phận thi sĩ Đỗ Quyên sẽ khác.”


Đáp, lúc này không bàn chuyện chung chung, thơ thẩn… Lại được bảo, “Ví như Đẻ Sách có thể làm liên tưởng tới ?Đẻ đất đẻ nước’, nhưng nghe chưa ổn. Em thì em sẽ đặt là ?Mát rười rượi’, cho mọi người liên tưởng tới ?Đẻ đứa con khôn mát l.` rười rượi’ chẳng hạn; thậm chí còn là ?Sự ra đời của tiểu thuyết’. Ấy là em cứ ăn nói thoải mái với bác thế. Tiếc, cuốn tiểu thuyết hùng vĩ mà chưa được ra đời.”


Ừ. Cái tít đầu, thật tình tôi chưa nghĩ đến. Nhưng thôi, có tới có ổn cũng nhờ chủ nhân của nó giữ giùm; phòng khi cần. Còn cái tít sau, đó nên là của một nhà phê bình khi làm nhiệm vụ thám tử nhà văn. Đây tiểu thuyết châm biếm; chứ “tiểu thuyết phê bình” hay “tiểu thuyết tư liệu” đâu nhỉ?

Nhiều tháng sau đó, vơ vào mà nói, tôi còn biết hai cách khác cận nhân tình quanh nhan đề sách này. Của một chàng (chậc, thì cũng cánh thi hữu với nhau cả) khi không bỏ nghề đốc tờ Tây Ba Lê về tít hút rừng rú Tây Nguyên cai quản một dòng thơ dài và trường ca.(3) Và của Umberto Eco - dân Ý Đại Lợi nòi, triết gia sừng sỏ, văn sĩ thứ dữ, nhà văn hóa thấu trời, và hơn hết thảy - một ông kễnh ký hiệu học.(4)


Đến đây, vượt thắng hai chú thích cuối cùng, liệu độc giả Đẻ Sách còn dư sức đồng thanh với tác giả: cái sự viết sách ấy là một cơ phận, của con người?


Melbourne - Vancouver 10/2006 - 2/2009;


Tu chỉnh lần chót 2/2018


Đỗ Quyên


*) Bản này có sửa chữa rất nhỏ ở nhiều chữ trên đa số các trang, so với bản Người Việt Books đã phát hành lần đầu 1/5/2018.


(1) Liên văn bản cùng K. Marx, F. Engels; “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, bản tiếng Việt của Chu Đình Châu 2003; trang mạng marxists.org, phần Thư viện Các Mác và Phri-Drich Ănggen: marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/index.htm


(2) Phỏng theo Thomas L. Friedman; “Thế giới phẳng (Tóm lược thế giới thế kỷ 21)”, Phong Lê dẫn lại, phongdiep.net 4/9/2008




(3) “đất nước là khoa Sản / mọi người đang mang thai”; Lê Vĩnh Tài, “40 Bài thơ”, tienve.org


(4) “Eco hiểu rằng, sách giấy là phương tiện chuyên chở chữ viết, một cuộc cách mạng của loài người ngang tầm với việc tìm ra lửa, bởi ?chữ viết là phần kéo dài của bàn tay, và theo nghĩa đó, nó gần như mang tính sinh học’. Sự khác biệt làm nên sức sống của sách giấy so với các phát minh về lĩnh vực văn hóa, như điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, internet, kể cả ebook, là bởi các phát minh sau này ?không mang tính sinh học’”; Đoàn Ánh Dương, “Tương lai của sách giấy”, tiasang.com.vn 13/2/2014

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
NHÀ VĂN NỮ LỆ HẰNG - VIỆT KIỀU ÚC: Viết rất là khổ cực!
VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Anh hoa phát tiết ra ngoài - Trần Thị Bông Giấy (Hoa Kỳ)
Mùa thu vàng
Vĩnh biệt Võ Thị Thu Trang
Quyên
Gặp các nhà văn Mỹ ở hải ngoại
Phạm Tiến Duật đây là một con đường
TS Thái Kim Lan và tủ sách Tuyển tập văn học Đức - Việt
THĂM TRƯỜNG M. GORKI
 
 
 
Thư viện hình