Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:03 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697197
Tin tức > Trang Văn người Việt tại Nga > Xem nội dung bản tin
Châu Hồng Thuy: HOA GƯƠNG HÌNH MẶT TRỜI - Truyện ngắn song ngữ Việt - Nga
[08.09.2018 18:22]
Xem hình
Bản tiếng Việt:

Thưở mới sinh ra trên Trái Đất, người ta không ai biết được khuôn mặt của mình. Người trán dô, môi vẩu, người mũi dọc dừa hay răng khểnh có duyên, chỉ biết được điều ấy qua mắt nhìn người khác.

Có một chàng trai tên gọi là Gương. Giọng hát của chàng trong như tiếng suối. Tâm hồn chàng đôn hậu dịu dàng. Người yêu của chàng bảo chàng có gương mặt thiên thần. Trong khi ấy, không ít người  lại bảo:

- Sao cái mũi chàng  Gương giống mỏ diều hâu đến thế?

- Con mắt mới xấu làm sao? Thô lố như mắt quỷ!

Nhiều lần như vậy, chàng Gương vô cùng đau khổ. Chàng nghi ngờ cả người yêu, cả cha mẹ bạn bè. Ta đẹp hay xấu? Ta là người tốt hay không tốt? Tại sao ta không biết được mình? Băn khoăn, day dứt, gặp ai chàng cũng hỏi.Trong bộ lạc của chàng, chưa ai từng nghĩ đến một câu hỏi tương tự như vậy. Họ trố mắt trước những câu hỏi “ngớ ngẩn” của Gương. Đối với họ, Gương là kẻ điên rồ.

Không ai giải đáp được câu hỏi của chàng. Gương thổ lộ điều đau khổ với người yêu. Nàng sợ hãi nhìn chàng. Điều chàng thắc mắc, nàng không thể nào hiểu nổi.
 
Bị đồng loại xa lánh, chàng Gương bỏ đi lang thang cô độc giưã rừng sâu. Trong tâm khảm, chàng luôn nung nấu một điều: “Ta phải gặp thần linh. Chỉ có thần linh mới tìm ra lời mách bảo”.

Đã bao đêm giữa rừng rồi, Gương không nhớ nữa. Đói, ăn hoa quả. Khát, uống nước suối nguồn. Một ngày kia, chàng kiệt sức thiếp đi bên dòng suối. Những lời nói mơ hồ thoảng bên tai chàng lẫn trong tiếng gió.

Không hiểu chàng nghe được những gì. Chỉ thấy chàng bừng tỉnh dậy, mắt hướng về phía mặt trời chói sáng. Từ đó, ngày này qua ngày khác, bao giờ chàng cũng dậy trước cả những tia nắng đầu tiên, luyện nhìn mặt trời, cho đến lúc mặt trời xuống núi mới thôi.
Một trăm lần mặt trời mọc và lặn, chàng Gương sống bằng khí trời và nước suối. Mắt chàng thu nhận vô vàn ánh sáng của đất trời. Giờ đây, khi nhìn mặt trời vào lúc chói gắt nhất, mắt chàng cũng không hề chớp.

Đến bên dòng suối, chàng trầm tư suy nghĩ. Trong lòng chàng đang dấy lên những dằn vặt đau đớn của sự lựa chọn.

Lấy hết can đảm, chàng lấy mũi dao khoét con mắt phải của mình. Đường dao buốt nhói lên tận óc.

Run run nâng con mắt trên tay, chàng soi mặt mình vào đó. Một khuôn mặt đẹp rực rỡ hiện ra trong con mắt của chàng. Tiếc thay, gương mặt ấy thiếu hụt, đang ròng ròng máu chảy.

Có một điều kỳ lạ làm chàng ngây ngất. Nhờ con mắt trên tay, chàng là người đầu tiên của loài người tự biết mình thấp hèn hay cao thượng, trung thực hay giả dối. Quá khứ, hiện tại của đời chàng hiện lên tất cả. Trong nỗi đau khổ và niềm sung sướng tột cùng, chàng bật lên tiếng khóc. Máu và nước mắt của chàng tan trong dòng suối. Suối đưa về sông và biển cả.
 
Người ta đi tìm chàng Gương. Không ai biết được cái chết của chàng. Họ ngỡ ngàng bắt gặp bên suối một bông hoa hình con mắt, mọc lên từ kẽ lá giống bàn tay. Hoa thơm ngát, lấp lánh như ánh mặt trời. Mọi người đua nhau đến ngắm. Ai cũng sung sướng khi nhìn thấy mặt mình. Đứng trước hoa, người ta nghe được một giọng hát trong như tiếng suối. Tiếng hát ấy như từ cõi lòng của người ngắm hoa cất lên, chỉ đủ để cho người ngắm hoa nghe được:

Hỡi tâm hồn ta ơi, Ngươi làm được những gì
Cho cha mẹ, bạn bè, cho người yêu, đồng loại?
Ngươi can đảm trước kẻ thù, hay sợ hãi?
Ngươi cao thượng? Nhỏ nhen? Trung thực? Dối lừa?
Biết bao điều ta chưa biết về ta
Hãy đến “đọc” trước Hoa Gương lấp lánh!

Mọi người bỗng hiểu ra. Người ta gọi bông hoa ấy là “ Hoa Mắt Chàng Gương”. Họ bảo nhau đem cây hoa ấy về trồng nơi bộ lạc thường tụ hội. Không ai nhấc được bầu cây. Những chàng lực sĩ trong cả bộ lạc tập trung lại, cây cũng không hề nhúc nhích. Chợt người ta nhớ tới Nàng Thơm. Nàng nằm kiệt sức ở nhà vì thương nhớ chàng Gương. Thơm là người duy nhất chưa được soi mình trước bông hoa. Phải đưa nàng đến, bởi không thể đem hoa về được. Người ta dìu Nàng Thơm đến trước bông hoa. Một nụ cười bừng nở trên đôi môi héo hắt của nàng. Nàng cúi xuống hôn lên những cánh hoa. Hai bàn tay Nàng nâng bầu hoa lên một cách nhẹ nhàng.

Có nhiều kẻ căm ghét Hoa Gương. Bởi loài người đã đặt ra cái lệ: Để chứng minh cho sự trung thực của mình, ai cũng phải đứng trước Hoa Gương với sự chứng giám của mọi người. Có những kẻ đã phải bị đuổi ra khỏi bộ lạc vì thiếu lòng trung thực. Chúng bẻ trộm bông hoa, đem vào rừng hòng băm thành muôn mảnh. Mọi lưỡi dao trong tay chúng quăn lại. Một lò than củi được đốt lrên rừng rực. Chúng đặt bông hoa lên giàn lửa. Bông hoa nổ tung. Ngàn vạn cánh hoa bay đi khắp trái đất này. Những cánh hoa ấy biến thành một loài hoa mới. Đoá hoa tròn như Mặt Trăng, vàng như Mặt Trời. Những hạt đen hình con mắt giấu dưới những cánh hoa.

Loài hoa ấy là Hoa Hướng dương ta thường thấy bây giờ. Nghe nói, ai đứng trước một trăm bông hoa khác nhau trong một trăm buổi Bình minh, mới hiểu được lòng mình.
 
Câu chuyện về loài hoa kỳ lạ ấy truyền từ đời này qua đời khác. Từ đó, người ta nghĩ ra một kiểu gương soi mới. Tiếc rằng, những chiếc gương soi bây giờ chỉ nhìn được gương mặt mà không nhìn được tâm hồn. Bao kẻ giả dối và đê tiện còn ở lẫn với người trung thực.

May thay, những giọt máu và nước mắt chàng Gương hoà tan trong sông suối và biển cả còn mãi đến bây giờ. Người ta soi thấy mình trong đó. Những ngày tĩnh lặng, người ta thường hay tắm mát dưới dòng sông. Nhờ dòng nước trong mát, con người thơ thới và thanh thản. Họ ngồi hàng giờ soi bóng xuống dòng sông và tự soi lại tâm hồn.
 
Hà Nội 1989

Đăng lần đầu trên báo Văn Nghệ số 4+5, ra ngày 3 tháng 2- 1990

Sau đăng trong tập “Hồn vạn hoa”, tập in chung với Nhà văn Hoàng Thế Sinh và Nhà văn Võ Thị Hảo, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 1990 và in riêng trong tập “Vị mặn hoa Tử Huyền”, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 2008


Bản tiếng Nga


ЦВЕТОК  ГЫОНГА, ПОХОЖ�?Й НА СОЛНЦЕ


Автор: Тяу Хонг Тхюи
Перевод:  Игорь Бритов


В те давние времена, когда на Земле появились первые люди, никто из них не мог ничего знать о своем лице. Лишь благодаря глазам окружающих человек имел возможность понять, что у него, например, выпуклый лоб, прямой нос, что верхняя губа выступает над нижней или что выпирающий с боку зуб придает его внешности особую изюминку.

Жил тогда юноша по имени Гыонг. У него был голос звонкого ручья. Его душа была наполнена добротой и нежностью. Возлюбленная этого юноши неустанно повторяла, что у него ангельское лицо. Однако от других людей он нередко слышал такие вот неприятные вопросы и колкие замечания:

- Почему у тебя, Гыонг, нос так похож на ястребиный клюв?   

- Отчего такие страшные глаза? Пучеглазый, ну прямо дьявол настоящий!

Эти слова причиняли Гыонгу сильные страдания. Он стал сомневаться в искренности своей возлюбленной, родителей и друзей, которые хорошо отзывались о его внешности. «Так, красив я или дурен? Хорош или плох? – не мог понять он. - Почему мне не дано увидеть самого себя?» Мучаясь этими вопросами, юноша приставал к каждому встречному с просьбой описать, как выглядит его лицо. Среди его соплеменников никто не интересовался своим внешним обликом. �? когда Гыонг обращался к ним со своей нелепой, по их мнению, просьбой, они от удивления лишь таращили глаза. Все они считали его придурковатым.   

Никто не отвечал юноше на вопрос, красив он или дурен. Гыонг рассказал о своих страданиях возлюбленной. Она с тревогой посмотрела на него. Переживания Гыонга по такому поводу были вне ее понимания.

Видя, что все его чураются, Гыонг решился уйти от людей в джунгли и жить в одиночестве. В глубине души у него было заветное желание: «Мне очень нужно повстречать божество, которое помогло бы советом, подсказало, как увидеть свое лицо».

Вскоре юноша перестал думать об этом. Жизнь в джунглях приносила свои радости и трудности. От голода спасали фрукты, от жажды – родниковая вода. Однажды, измотавшись, он задремал у ручья. Среди завывания ветра ему вдруг послышался чей-то голос. Он не смог уловить смысла долетавших до него слов. Проснувшись, он открыл глаза, и его ослепило яркое солнце. С тех пор каждый день он вставал до первых солнечных лучей и приучал себя, не закрывая глаз, смотреть на солнце до того самого момента, пока оно не садилось за горы.

Солнце всходило и заходило, всходило и заходило... Чистый воздух и родниковая вода поддерживали жизненные силы Гыонга. Его глаза с жадностью насыщались льющимся на землю светом. Теперь даже в те дни, когда солнце было ослепительно ярким, он мог смотреть на него не мигая и не жмурясь.

Расположившись на берегу ручья, юноша часто погружался в раздумья. Ему вновь не давали покоя прежние мысли о его внешности: красив он или дурен? 

�? вот однажды, собрав в кулак всё своё мужество, он острием ножа вырезал правый глаз. Движение было таким резким, что нож дошел до самого мозга.

Дрожа всем телом, он положил вырезанный глаз на поднятую кверху ладонь и направил в его сторону свое лицо. В зрачке отразился неимоверной красоты лик. Но какая жалось, на лице был изъян – недоставало глаза. По щеке струилась кровь.

Свершилось чудо, Гыонг был ошеломлен. Благодаря лежащему на его ладони глазу он стал первым человеком на земле, которому довелось увидеть себя самого, взглянуть не только на свою внешность, но и посмотреть глубже – внутрь, тем самым он смог разобраться в себе: подлый он или благородный, честный или лживый...  Все события из прошлой и настоящей его жизни осветились в сознании. �?спытывая высшую степень одновременно и страдания и счастья, юноша зарыдал. Слезы и кровь падали крупными каплями в ручей, который унес их в реку, а река отдала их морю.

Родственники и друзья повсюду искали Гыонга. Они не знали, что он умер. Однажды у ручья они обнаружили изумительный цветок, по форме напоминающий глаз. Вырастая, он пробился сквозь лист, поэтому было ощущение, будто лежит на ладони. От цветка шел сильный приятный аромат, он блестел и сверкал, словно солнце. Все наперегонки бросились ближе к этому цветку, желая лучше рассмотреть его и насладиться его красотой. Лицо каждого сияло счастьем. Стоя рядом с этим великолепным созданием природы, люди услышали внутри себя пение, оно было чистым и нежным, словно голос ручья. Звук шел из глубины сердца каждого, кто любовался цветком. Это пение было слышно только им:

О, бедные наши души! Что доброго совершили вы, люди,

Ради своих родителей, друзей, возлюбленных, соплеменников?

Встретив врага, вы проявили отвагу или трусость?

Вы благородны? Ничтожны? Честны? Лживы?

Вы даже не можете представить, сколько мы еще не знает о себе.

Приходите к сияющему цветку Гыонга, чтобы познать себя!

Всем всё сразу стало ясно. Они назвали этот цветок «глазом Гыонга». Кому-то пришла на ум мысль пересадить цветок туда, где обычно проводятся священные обряды племени. Растение было аккуратно выкопано вместе с комом земли вокруг корней, но никто не сдюжил поднять его. Созвали всех самых сильных в племени юношей, однако и им всем вместе не удалось перенести цветок. Оставалось только развести руками и отказаться от этой затеи... �? тут вспомнили про возлюбленную Гыонга – девушку по имени Тхом, которая была единственной, кто еще не видел этого цветка. Она, увядая от тоски по любимому, обессиленная лежала в хижине. Если цветок невозможно перенести и показать ей, то надо ее саму привести сюда, к ручью. Кому, как не ей в первую очередь следует увидеть чудесное перевоплощение своего возлюбленного! Осторожно поддерживая с обеих сторон, девушке помогли дойти до цветка. На ее губах заиграла улыбка, изможденное лицо озарилось радостью. Тхом опустилась на колени и расцеловала каждый лепесток, а потом без труда подняла земляной ком с дорогим сердцу цветком, словно это была пушинка. 

Было немало тех, кто с ненавистью относился к цветку «глаз Гыонга». А всё потому, что в племени был установлен новый обычай: каждый был обязан публично доказать свою честность, встав перед этим цветком. Тех, кто потерпел неудачу в ходе испытания, изгнали из племени. Затаив злобу, они решили уничтожить цветок. Вооружившись ножами с изогнутым лезвием, изгои тайком срезали его и отнесли в лес, где измельчили на мелкие кусочки. Потом разожгли большой костер и бросили в него истерзанный цветок. Кусочки лепестков вспыхнули и разлетелись по всему свету, превратившись в новый сорт цветка: по форме он напоминает солнце, цвет у него, тоже как у солнца, - желтый, а черные семена, похожие на глаз, прячутся в сердцевине.

Это – подсолнух, который сейчас всем нам хорошо известен. Существует поверье: тот, кто в течение ста дней на утренней заре будет вставать перед подсолнухом, причем каждый раз новым, непременно сможет понять свою душу.

Легенда об этом удивительном цветке передавалась из уст в уста, из поколения в поколение. В последующие времена она навела людей на идею создания удивительной вещицы, которая уже много веков помогает человеку взглянуть на себя. Эта вещица названа именем Гыонга: вьетнамское слово «гыонг» теперь означает «зеркало». В отличие от цветка Гыонга зеркало показывает лишь внешний облик человека, но, к сожалению, не отражает его душу. Поэтому неизвестно, сколько прохвостов и подлецов таится среди честных людей. 

Кровь и слезы Гыонга, каплями упавшие в ручей, а затем вынесенные бурным потоком в реку и море, сохраняются там до сих пор. Как приятно в нежный солнечный день искупаться в реке! Чистая прохладная вода смывает все горести и печали, ты чувствуешь легкость и умиротворение. Смотря на водную гладь сверху вниз, ты, как в зеркале, видишь свое отражение. �? если долго не отрывать от него взгляда, то можно увидеть и свою душу.  

 

 

Tin liên quan:
TÌNH YÊU CỦA VẠT - Truyện ngắn của Châu Hồng Thuỷ (02.06.2023 22:57)
KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY CÔNG DIỄN VỞ KỊCH “SÁNG MÃI SAO KHUÊ” (05.11.2020 20:47)
Thơ Châu Hồng Thủy trong Thơ Bạn Thơ 9 (02.11.2018 21:26)
Châu Hồng Thuỷ: NHỚ TẾT QUÊ HƯƠNG (26.01.2017 20:43)
Châu Hồng Thuỷ: NỖI XẤU HỔ THỜI SINH VIÊN CỦA TÔI (30.09.2016 22:38)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Vì cớ gì ở nước Nga bạch dương xào xạc?
Nhật kí Kadan (Phần 10) - Phạm Thuận Thành
Nhật kí Cadan (Phần 1) - Phạm Thuận Thành
Châu Hồng Thuỷ: NỖI XẤU HỔ THỜI SINH VIÊN CỦA TÔI
Chùm truyện ngắn của Thiên Việt
Một bông hồng Việt Nam trên xứ tuyết
Nhật kí Cadan (Phần 2) - Phạm Thuận Thành
Sang Nga đừng để như Văn Giá!
Liuba - Truyện của Võ Hoài Nam
Hoa Pion
 
 
 
Thư viện hình