Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ sáu,
31.03.2023 08:43 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1669880
Tin tức > Văn học Nga > Xem nội dung bản tin
Lã Nguyên: Mùa Giáng sinh, nghĩ về sự phục sinh của trường phái Hình thức Nga - P 3
[04.04.2016 17:55]
3. Lịch sử thường có những bước đi đầy bất ngờ. Bị bức tử, thân xác bị đóng đinh câu rút liền liền suốt mấy mươi năm ngay trên quê hương mình, nhưng hồn vía của trường phái hình thức Nga lại Phục sinh một cách mầu nhiệm.

Kỳ trước: Mùa Giáng sinh, nghĩ về sự phục sinh của trường phái Hình thức Nga - P 2

Đầu tiên nó Phục sinh ở một nước hàng xóm, sát nách Liên Xô. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô ra Nghị quyết thủ tiêu tất cả các nhóm phái, hiệp hội văn học (1932), thì “Câu lạc bộ ngôn ngữ Prague” thành lập (tháng 10 năm 1926) do Vilem Mathesius (1882 -1945) đứng đầu với nòng cốt là các nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc như B. Havranek, I. Vachek, B. Trika, J. Mukarovski, V. Skalitzka, I. Korzinek, P.Trost… và các học giả Nga như N.S. Troubetyzkoi, R.O. Jakobson. Câu lạc bộ ngôn ngữ Prague còn nhận được sự cộng tác thường xuyên và đầy hiệu quả của hàng loạt nhà nghiên cứu Xô viết vốn là thành viên của Trường phái hình thức Nga, như P.G. Bogatyrev, G.O. Vinokure, E.D. Polivanov, B.V. Tomasevski, Iu.N. Tynhianov…Vào năm 1928, Tynhianov và Jakobson còn viết chung công trình: Những vấn đề nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. R. Jakobson, N. Troubetzkoi và các học giả Xô viết nói trên đã làm thành nhịp cầu nối giữa Câu lạc bộ ngôn ngữ Prague và Trường phái hình thức Nga, tạo nên mảnh đất tốt lành cho việc ươm giữ và tiếp tục phát triển những tư tưởng khoa học hiện đại mà chính họ là những người dày công gieo trồng.

Sau đó nó được Phục sinh ở khắp các nước Âu – Mĩ, không chỉ Phục sinh một cách bất ngờ, mà còn có cái gì đó gần như trớ trêu. Vào những năm 60 của thế kỉ trước, khi V. Shklovski thường quay trở lại phê phán quan niệm thời trẻ của mình, thì Trường phái hình thức Nga lại tìm được sự thừa nhận rộng rãi ở các nước Âu – Mĩ. Hàng loạt học giả lừng danh như Tzvetan Todorov, Roman Jakobson, Victor Erlich, Nicolas Riwet, Jean-Yves Tadié, Michel Aucouturier,  Kristyna Pomorska… đã dày công sưu tập, phiên dịch, nghiên cứu, giới thiệu trước tác của Trường phái hình thức Nga. Nhờ thế, tư tưởng khoa học của các nhà hình thức luận Nga được tái sinh trong nhiều trường phái, khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học Âu – Mĩ, như ngôn ngữ học cấu trúc, cấu trúc – chức năng, giải cấu trúc, tiếp nhận văn học, phê bình mới, trần thuật học, cấu trúc – kí hiệu học văn hóa …

Rồi đến những năm 70, Trường phái hình thức Nga mới thực sự được Phục sinh ngay trên quê hương mình. Có thể nhận ra sự hồi sinh ấy qua việc tập hợp, tái bản trước tác của các nhà hình thức luận. Giờ đây, các cơ quan ấn loát không chỉ tái bản các chuyên luận mà còn tập hợp gần như toàn bộ tiểu luận của những nhân vật chủ chốt để xuất bản dưới hình thức các tập tuyển. Xin dẫn một vài trường hợp tiêu biểu:

Các Tập tuyển của Iu. Tynhianov:

– Puskin và những người đương thời.- “Nauka”, M., 1969 – Tập hợp những bài viết từ 1926 đến 1941 về Puskin và các nhân vật đương thời, như: Puskin và Chiutzev (1923), Cánh nệ cổ và Puskin (1926), Puskin (1928), Cốt truyện “Khổ vì trí tuệ” (1941);

– Thi pháp. Lịch sử văn học. Điện ảnh.- “Nauka”, M., 1977 – Tập hợp những bài nghiên cứu thi pháp, lịch sử văn học và điện ảnh từ 1921 đến 1930, như: Các dạng thức câu thơ của Nhekrasov (1921), Blok (1921), Ghi chép về văn học phương Tây (1921), Dostoevski và Gogol (Bàn về lí thuyết giễu nhại (1921), Về kết cấu Evgeni Onegin (1922), Chiutzev và Heine (1922), Georgi Maslov (1922), Oda như một thể hùng biện (1922), Vấn đề về Chiutzev (1923), Lời tựa sách “Vấn đề ngữ nghĩa câu thơ” (1923), Tạp chí, nhà phê bình, người đọc và nhà văn (1924), Cái hôm nay của văn học (1924), Sự thật văn học (1924), Điện ảnh – Lời – Âm nhạc (1924),  Về cố truyện và tình tiết trong điện ảnh (1926), Về sự tiến hoá của văn học (1927), Những vấn đề nghiên cứu văn học và Ngôn ngữ (1928, đồng tác giả với R.Jakobson), Majakovski. Những kiệt tác của nhà thơ (1930)…

– Lịch sử văn học. Phê bình văn học.- SPb, “Azbuka-Klassika”, 2001 – Tập hợp những bài viết từ 1921 đến 1930, như: Valeri Briusov (1924), Puskin và Kiukhenberker (1934)… và mhiều công rình đã in trong 2 tuyển tập nói trên

– Sự tiến hoá của văn học.- Tác phẩm lựa chọn.- M., “Agraf”, 2002 – Tuyển lựa, tái bản những công trình xuất sắc nhất của Iu. Tynhianov.

+ Các tuyển tập của B.M. Eikhenbaum:

– Về thơ.- : “Sovietski Pisatel”, L., 1969; M.; 1987 – Tập hợp chuyên luận: Giọng điệu câu thơ trữ tình Nga (1922) và các tiểu luận: Nhekrasov (1921), Những vấn đề thi pháp Puskin (1924), Về ngâm thơ thu thanh (1927), Nhà thơ – Nhà báo//Nhekrasov: Kỉ niệm 50 năm ngày mất. Bài báo và hồi ức (1928), Những vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu sáng tạoc ảu Lermontov (1935), Những vấn đề nghệ thuật của Lermontov (1940)…

– Về văn xuôi.- L., 1969 – Tập hợp các tiểu luận: Karamzin (1916), “Áo choàng” của Gogol được làm như thế nào (1919), Anh hùng thời đại chúng ta, Con đường đến với văn xuôi của Puskin (1923)

– Về văn học:Công trình của nhiều năm khác nhau.- M., 1987 – Tập hợp chuyên luận: Lermontov: Kinh nghiệm đánh giá lịch sử – văn học(1924) và các tiểu luận: Balmon: Thơ như là pháp thuật thần thông (1916), Về văn xuôi M. Kuzmin (1920), Số phận Blok (1921), Tiểu thuyết – trữ tình (1921), Lí luận của “phương pháp hình thức” (1927).

Những ai theo dõi số phận lịch sử của Trường phái hình thức Nga đều nhận ra, mấy chục năm trở lại đây, trước tác của V.B. Shklovski, B.V. Tomasevski, R. Jakobson, O.M. Brik, E.D. Polivanov, L.P. Jakubinski…được tái bản nhiều lần. Và chỉ cần qua hai ví dụ dẫn ra ở trên cũng đủ để ta hình dung Trường phái hình thức Nga đã hồi sinh thế nào ngay trên quê hương của nó trong những năm 70, 80 của thế kỉ trước. Song song với việc sưu tập, chỉnh lí, tái bản những công trình từng một thời bị quên lãng, di sản lí luận của Trường phái hình thức Nga bắt đầu được khảo sát toàn diện, sâu sắc. Lịch sử Trường phái hình thứ Nga, mối quan hệ giữa nó với các trào lưu tư tưởng,  triết học, mĩ học cổ đại (mĩ học Aristotle chẳng hạn) và  hiện  đại (như triết học và mĩ học Kant, Hegel), nhất là với các khunh hướng triết học, nghiên cứu văn học hồi đầu và cuối thế kỉ XX như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tiên phong, phân tâm học, chủ nghĩa Mác, thực chứng luận, hiện tượng luận, cấu trúc luận, giải cấu trúc, tiếp nhận văn học, phê bình mới, kí hiệu học, cấu trúc – kí hiệu học văn hoá… đã trở thành đối tượng nghiên cứu trung tâm của hàng loạt học giả Nga – Xô viết, như L. Ghinburg, M.O. Tzudakova, G. Bjaly, V. Eidinov, V. Linheski, R.S. Korotkova, B. Paramonov, D. Ustinov, Ja.S. Levtzenko, O.A. Lekmanov, I. Japolski, G.A. Gukovski, L. Uspenski, Iu.M. Lotman, I.M. Djakonov, N.D. Tamartzenko… Vẫn còn nhiều vấn đề đang được tiếp tục được bàn luận, tranh cãi. Quan hệ giữa M. Bakhtin và các nhà hình thức luận là thế nào?[30]. Trường phái hình thức và chủ nghĩa Mác là “đối thủ”, hay “địch thủ”?[31]. Chủ nghĩa hình thức là “phương pháp” hay “thế giới quan”?[32]. Trường phái hình thức có vị trí thế nào trong viễn cảnh của lí luận khoa học[33]…. Những vấn đề như thế vẫn chưa tìm được sự đồng thuận trong tiếng nói của các nhà khoa học.

Những vấn đề đang tiếp tục tranh luận dẫu có bề bộn thế nào thì trong bức tranh chung của nền lí luận văn học Nga hậu Xô Viết, Trường phái hình thức vẫn có một chỗ đứng trang trọng. Ngày nay, tên tuổi của nhiều nhà hình thức luận trở thành những mục “từ – khái niệm” trong các pho từ điển lớn bằng tiếng Nga, ví như Bách khoa Xô viết đại từ điển, Bách khoa văn học, Văn hoá học thế kỉ XX… Trước tác của họ được các nhà nghiên cứu trích dẫn như những tác phẩm cổ điển và được sử dụng như những tài liệu tham khảo không thể thiếu trong các chương trình đào tạo ngành ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu…Trên mạng Internet có những website bằng tiếng Nga dành riêng cho “OPOJAZ”[34] và một số nhân vật chủ chốt của Trường phái hình thức để tất cả những ai quan tâm đều có thể tra cứu[35].

Cuối cùng, không thể không nói tới sự Phục sinh của trường phái hình thức Nga ở những đất nước xa xôi, thuộc khu vực ngoại biên của các trung tâm khoa học, ví như Việt Nam. Sau 1986, nhiều dịch giả, nhiều nhà nghiên cứu chúng ta đã có những cố gắng đáng kể để chuyển tải một phần nhỏ văn bản và tư tưởng khoa học của trường phái này đến với độc giả. Cố gắng đầu tiên có lẽ phải kể tới chùm bài dịch một số tiểu luận của V. Shklovski, B. Eikhenbaum, R. Jakobson do Đỗ Lai Thúy thực hiện in trên số chuyên đề dành cho văn học Nga của tạp chí “Văn học nước ngoài”, số tháng 2 năm 1998.  Về sau, chùm bài nói trên được bổ sung và xuất bản thành sách Nghệ thuật như là thủ pháp (Lí thuyết Chủ nghĩa hình thức Nga) với sự tham gia của một tập thể dịch giả Đỗ Lai Thúy, Trương Đăng Dung, Huyền Giang, Nguyễn Văn Quảng, Phạm Nguyên Phẩm, Ngân Xuyên. Trong cuốn sách này có các văn bản cực kì quan trọng sau đây đã được chuyển dịch sang tiếng Việt: Lí thuyết về phương pháp hình thức, Chiếc áo khoác của Gogol được chế tạo như thế nào?của B. Eikhenbaum, Nghệ thuật như là thủ pháp, Nghệ thuật dựng truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết của V. Sklovski, Về sự tiến triển của văn chương của J. Tynhianov, Chủ âm của R. Jakobson,  Hệ chủ đề của V. Tomashevki, Cấu trúc truyện cổ tích của A. Propp[36].

Cuốn Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ XX (2 tập) do Lộc Phương Thủy chủ biên cũng tổ chức biên dịch nhiều tiểu luận của trường phái hình thức Nga[37], ví như: Về tính thống nhất của nghệ thuật, Nghệ thuật như là thủ pháp, Một lần nữa về bắt đầu và kết thúc của tác phầm văn học; về sujet và fabula của V. Sklovski (Đào Tuấn Ảnh dịch), Hiện tượng văn học, Về sự tiến triển của văn học của Iu.N. Tynhianov (Đào Tuấn Ảnh dịch), Lí thuyết về phương pháp hình học của B.M. Eikhenbaum (Song Hà dịch), Đặc trưng của folklore của V.Vj. Propp (Trần Hồng Vân dịch). Năm 2012, Lã Nguyên dịch một phần quan trọng rút từ chuyên luận nổi tiếng xuất bản năm 1922 của B.M. Eikhenbaum: Giai điệu câu thơ trữ tình Nga – Những vấn đề phương pháp luận[38].

Tuyển tập V.Ya. Propp (2 tập) là công trình bề thế, dày gần 2000 trang do một tập thể học giả có uy tín gồm Phan Ngọc, Chu Xuân Diên, Đỗ Lai Thúy, Trần Phương Phương, Nguyên Kim Loan biên dịch công phu. Tuyển tập giới thiệu với độc giả những công trình quan trọng nhất của V. Propp (1895 – 1970), như Hình thái học truyện cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì, Những lễ hội nông nghiệp Nga và Folklore và thực tại[39].

Sau 1986, ở Việt Nam, di sản khoa học của trường phái hình thức Nga không chỉ là đối tượng dịch thuật, mà còn là đối tượng khảo sát, nghiên cứu, ứng dụng. Có lẽ V. Propp là tác gia được tìm hiểu sớm nhất ở nước ta. Những luận Số phận khác thường của một cuốn sách[40] và chuyên khảo Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học [41]. Trên tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số tháng 2 năm 1995, Trần Đình Sử công bố tiểu luận Thi pháp học hiện đại – khuynh hướng, hệ hình, thành tựu. Với tiểu luận này, ông là người đầu tiên trình bày về trường phái hình thức Nga trong quá trình vận động và phát triển của thi pháp học thế kỉ XX . Trong chuyên khảo Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX , Phương Lựu dành một chương trình bày quan điểm của trường phái hình thức Nga với những tác gia tiêu biểu như V. Shklovski, Iu. Tynhianov, R. Jakobson, V. Propp[42]. Đỗ Lai Thúy có một số tiểu luận đáng lưu ý, ví như Chủ nghĩa hình thức Nga – Một lí thuyết không chỉ là hình thức[43], hoặc Shklovski và chủ nghĩa hình thức Nga[44].  Cũng có thể kể thêm một số tiểu luận trên báo giấy và báo mạng, ví như Trường phái cách tân nhất thế kỉ XX của Trần Hoàng Hoàng đăng trên “Quân đội nhân dân” số ra ngày 27.7.2012.

Người đổ nhiều công sức để nghiên cứu trường phái hình thức Nga một cách có hệ thống là Huỳnh Như Phương. Trong vòng hai năm, 2001 và 2002, ông công bố liên tiếp 2 tiểu luận: Trường phái hình thức Nga và văn xuôi tự sự[45] và Thơ đi bằng nhịp điệu[46]. Công trình Trường phái hình thức Nga của ông[47] vẫn là chuyên luận đầu tiên và cho đến nay vẫn là công trình dài hơi duy nhất tập trung phân tích kĩ lưỡng trường phái học thuật này từ nhiều bình diện khác nhau. Ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận”, nội dung chính của cuốn sách được triển khai trong 5 chương. Chương đầu giới thiệu những nét đại quát về tiểu sử, quá trình hoạt động của các nhà hình thức luận Nga chủ chốt và quá trình hình thành, phát triển của học phái này trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Chương thứ hai giới thiệu trường phái hình thức Nga như một giai đoạn phát triển mới của ngành ngữ văn học, giải thích những khái niệm then chốt như “ngôn ngữ thi ca”, “chức năng thi ca của ngôn ngữ” theo quan niệm của các nhà hình thức luận Nga. Chương thứ ba giới thiệu học thuyết về thơ của các nhà hình thức luận.  Chương thứ tư trình bày học thuyết của các nhà hình thức luận về văn xuôi. Chương thứ năm tổng kết những đóng góp và hạn chế của trong quan niệm văn học của các nhà hình thức luận, ý nghĩa từ di sản của họ đối với khoa nghiên cứu văn học hiện đại.

Ngay từ năm 1987, một số luận điểm quan trọng nhất trong công trình Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga – Những vấn đề phương pháp luận của B.M. Eikhenbaum đã được Trần Đình Sử vận dụng để khảo sát phương thức biểu hiện của thơ trữ tình Việt Nam[48]. Đến đầu những năm chín mươi của thế kỉ trước, tư tưởng khoa học và những nguyên tắc phương pháp luận trong các công trình của V. Propp được vận dung rộng rãi vào thực tiễn nghiên cứu của giới folklore học Việt Nam. Tạp chí “Văn hóa dân gian”, số 3 năm 1991 giới thiệu tiểu luận Lí thuyết hình thái học của V. Propp và truyện cổ tích thần kì của người Việt. Cũng chính tạp chí này, trên số 4 năm 1993, đã giới thiệu tiểu luận của Vũ Tuyết Loan: Lí thuyết hình thái học của V. Propp và truyện cổ tích thần kì của dân tộc Campuchia. Tăng Kim Ngân đã vận dụng lí thuyết của V. Propp để viết một luận án Tiến sĩ, năm 1994, luận án được sửa chữa, bổ sung thành chuyên luận: Cổ tích thần kì người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt truyện của Tăng Kim Ngân[49]. Đến năm 2006, Đỗ Bình Trị cho xuất bản công trình Truyện cổ tích thần kì Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích của V.Ja. Propp của Đỗ Bình Trị[50].

Một trăm lẻ hai tuổi vẫn chưa già! Tinh thần khoa học, tư tưởng về ý nghĩa cứu rỗi của hình thức nghệ thuật và sự Phục sinh tồn tại của trường phái hình thức Nga vẫn mãi mãi vẫy gọi chúng ta.

[1] R.O. Jakobson –  Câu lạc bộ ngôn ngữ Moscow. Tạp chí “Philologica”, 1996, T.III, № 5/7, tr.361.

[2] Về quá trình thành lập “MLK”, có thể xem:  R.O. Jakobson – Tlđd, tr. 361 – 379.

[3] Xem: Iu.N. Tynhianov.- Thi pháp. Lịch sử văn học. Điện ảnh.- M., 1977, tr. 504;


Ghinzburg.- Về cái cũ và cái mới.- M., 1982, tr. 52.
[4] Dẫn theo: I. Sironhin:- OPỌAZ.- Nguồn:
http://www.opojaz.ru/main/aboutopojaz.html


[5] Nguồn:http://www.cultinfo.ru/fulltext/1/001/008/084/623.htm.


[6] Từ điển Bách khoa Văn học.- Nxb. “Bách khoa Xô Viết”, M., 1987.


[7] Từ điển Bách khoa Ngôn ngữ học.- Nxb “Bách khoa Xô Viết”, M., 1990


[8] Xem: Iu.N. Tynhianov.- Thi pháp. Lịch sử văn học. Điện ảnh.- Tlđd, tr. 504.


[9] V.B. Shklovski.- Về lí thuyết văn xuôi.- Nxb “Nhà văn Xô Viết”, M., 1984.


[10] Danh sách thành viên của “MLK”, có thể xem: Viện Ngôn ngữ Nga. Ngữ văn học (?РЯ.Ф), số 20. Hoặc xem:  R.O. Jakobson. Câu lạc bộ ngôn ngữ Moscow.- Tạp chí “Philologica”, 1996, T.III, № 5/7, tr.361.


[11] Lưu trữ hiện còn giữ được hai bản danh sách thành viên của OPOJAZ được đăng kí chính thức vào thời kì đầu của Chính quyền Xô Viết. Ở trên là bản danh sách thứ hai. Bản danh sách thứ nhất được công bố trên báo Đời sống nghệ thuật số 273, ngày 21 tháng 10 năm 1919, theo đó, OPOJAZ chỉ có 10 thành viên: S.I. Bernstein, A.L. Veksler, B.A. Larin, V. Pjast, E.G. Polonskaja, A.I. Piotrovski, M.L. Slonhimski, B.M. Eikhenbaum, Vl.B. Sklovski, L.P. Jakubinski. Xem:I. Sironhin.- OPOJAZ.- Nguồn: http://www.opojaz.ru/main/aboutopojaz.html


[12] Tuyên ngôn của OPOJAZ. Nguồn:http://www.opojaz.ru/manifests/index.html


[13] Dẫn theo Vadim Rudnhev: Trường phái hình thức.- Nguồn: http:// www. Bestreferat.ru/referat-72931.html.


[14] Dẫn theo: Denis Ustinov.- Chủ nghĩa hình thức và phái hình thức trẻ.- “NLO”, 2001, Số 50.


[15] Dẫn theo: L. Ghinzbur.- Thử nghiệm thực hành.- Riga, 1991; Tr. 146


[16] Xem: Igor Sironhin.- Lời mở đầu.- Trong: Lev Trotzki.- Trường phái hình thức của thơ và chủ nghĩa Mác (Trích “Văn học và cách mạng”, 1923).- Nguồn: http:// www. Opojaz.ru/index.html.


[17] Lev Troski.- Trường phái hình thức của thi ca và chủ nghĩa Mác. – Trong sách Văn học và cách mạng.- M., 1924,  tr.130 – 145. Cũng có thể tìm thấy bài viết trên Website OPOJAZ – Dữ liệu – Văn liệu – Bản in , nguồn: http://www. Opojaz.ru/index.html. Chúng tôi trích dẫn theo nguồn tài liệu này.


[18] Xem: Bách khoa văn học.- T.7; M., 1934, Stb. 163 -190.


[19] Xem: Tư liệu về cuộc tranh luận: “Chủ nghĩa Mác và phương pháp hình thức”.- NLO, số 50, năm 2001. Nguồn: http://magazines.russ.ru/nlo/2001/50/disp.html.


[20] “Vụ Dreyfus” là vụ án buộc tội viên sĩ quan người Do Thái là A. Dreyfus (1859 -1935) thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp làm gián điệp cho Đức xẩy ra vào năm 1894. Đó là vụ án được giới quân sự phản động chóp bu bịa ra trong cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc ở Pháp vào những năm 90 của thế kỉ XIX. Nhắc tới vụ án này, Eikhenbaum muốn ám chỉ “vụ Trường phái hình thức” ở Liên Xô thời ấy. Xem: Tư liệu về cuộc  tranh luận: “Chủ nghĩa Mác và phương pháp hình thức”.- NLO, số 50, năm 2001.


[21] Xem: Tư liệu về cuộc tranh luận: “Chủ nghĩa Mác và phương pháp hình thức”.- Tlđd


[22] Boris Eikhenbaum – Tolstoi thời trẻ. Nxb. “Z.I. Grzebina”, Peterburg – Berlin, 1922, tr. 8.


[23] V.G. Belinski – Sự phân chia thơ thành loại và thể// V.G. Belinski – Tuyển tập (bộ 3 tập), T.2, Nxb “Văn học nghệ thuật quốc gia”, M., 1948, tr. 8.


[24] Xem: B.V. Tomashevski – Lí luận văn học. Thi pháp học. Nxb Quốc gia, M.-L., 1925 (Tiếng Nga, in lại năm 1993, 1996, 2003).


[25] Xem: B.M. Eikhenbaum – Giai điệu câu thơ trữ tình Nga – Những vấn đề phương pháp luận (Bản dịch tiếng Việt của Lã Nguyên, in trên tạp chí “Lí luận, phê bình văn học nghệ thuật”, số 4, tháng 12- 2012, tr. 57 – 70)


[26] Iu.n. Tynhiavov – Thi pháp học. Lịch sử văn học. Điện ảnh.- M., 1977, tr. 58 (tiếng Nga).


[27] V.M. Zirmunski – Nhiệm vụ của thi pháp học// V.M. Zirmunski – Lí luận văn học. Thi pháp học. Phong cách học. Nxb “Khoa học”, L., 1977, tr. 27.


[28] B.V. Tomashevski – Tlđd, tr. 182-183.


[29] Xem: B.M. Eikhenbaum – Giai điệu câu thơ trữ tình Nga – Những vấn đề phương pháp luận (Bản dịch tiếng Việt của Lã Nguyên).Tạp chí “Lí luận, phê bình văn học nghệ thuật”, số 4, tháng 12- 2012, tr. 57.


[30] Xem: M.L. Gasparov.- M.M. Bakhtin trong nền văn hoá Nga thế kỉ XX.- Trong sách: M.L. Gasparov.- Tác phẩm chọn lọc, T.2;  M; Nxb “Các ngôn ngữ văn hoá Nga”, M., 1997, tr.494 – 496  (tiếng Nga)


[31] Xem: Galin Tikhanov.- Nhận xét về cuộc tranh luận giữa các nhà hình thức luận và phái Mác xít năm 1927.- “NLO”, 2001, Số 50.


[32] Xem: B. Paramonov.- Chủ nghĩa hình thức: Phương pháp hay thế giới quan.- “NLO”, 1995, Số 14.


[33] Xem: A. Dmitriev, Jan Levtzenko.- Khoa học như là thủ pháp: Bàn thêm về di sản phương pháp luận của chủ nghĩa hình thức Nga. Chủ nghĩa hình thức trong viễn cảnh lí luận khoa học.– “NLO”, 2001, Số 50.


[34] Xem:OPOJAZ – Dữ liệu – Văn liệu – Bản in. Nguồn: http://www. Opojaz.ru/index.html.


[35] Xem: “POETICA”. Nguồn: http://philologos.narod.ru/index.html


[36] Xem: Nghệ thuật như là thủ pháp (Lí thuyết Chủ nghĩa hình thức Nga) – Trương Đăng Dung, Huyền Giang, Nguyễn Văn Quảng, Phạm Nguyên Phẩm, Đỗ Lai Thúy, Ngân Xuyên dịch; Nxb Hội nhà văn, H., 2002, tr. 73 – 361.


[37] Xem: Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ XX (2 tập – Lộc Phương Thủy Chủ biên), T.I. Nxb Giáo dục, 2007, tr. 29 – 204.


[38] Xem: B.M. Eikhenbaum – Giai điệu câu thơ trữ tình Nga – Những vấn đề phương pháp luận// Tạp chí “Lí luận, phê bình văn học nghệ thuật”, số 4, tháng 12- 2012, tr. 57 – 70.


[39] V. Propp – Tuyển tập (Tập I&II – Phan Ngọc, Chu Xuân Diên, Đỗ Lai Thúy, Trần Phương Phương, Nguyên Kim Loan dịch), Nxb Văn hóa thông tin, H., 2002, 2004.


[40] Xem: “Kiến thức ngày nay”, số 5 – 1988


[41] Xem: Chu Xuân Diên – Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học. Trường ĐH Tổng hợp tp HCM, 1989.


[42] Xem: Phương Lựu – Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX. Nxb Văn học, H., 2001, tr. 211 – 223.


[43] Đỗ Lai Thúy – Chủ nghĩa hình thức Nga – Một lí thuyết không chỉ là hình thức// Nghệ thuật như là thủ pháp (Lí thuyết Chủ nghĩa hình thức Nga) – Trương Đăng Dung, Huyền Giang, Nguyễn Văn Quảng, Phạm Nguyên Phẩm, Đỗ Lai Thúy, Ngân Xuyên dịch; Nxb Hội nhà văn, H., 2002, tr. 7 – 13.


[44] Đỗ Lai Thúy – Shklovski và chủ nghĩa hình thức Nga// Đỗ Lai Thúy – Sự đỏng đảnh của phương pháp. Nxb Văn hóa thông tin, H., 2004, tr. 165 – 168.


[45] Tham luận Hội thảo khoa học do trường đại học Văn Hiến tp HCM tổ chức năm 2001, về sau in trên “Tạp chí văn học” số 5, 2002, tr. 58-66,71


[46] Tham luận Hội thảo về thơ do trường ĐH XH&NV tp HCM tổ chức năm 2002, in lại trong sách Thơ, nghiên cứu, lí luận, phê bình. Nxb ĐHQG tp. HCM, 2003.


[47] Huỳnh Như Phương – Trường phái hình thức Nga. Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2007.


[48] Xem: Trần Đình Sử – Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb “Tác phẩm mới”, H., 1987, tr. 233-254.


[49] Tăng Kim Ngân – Cổ tích thần kì người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt truyện. Nxb Khoa học xã hội. H., 1994.


[50] Đỗ Bình Trị – Truyện cổ tích thần kì Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích của V.Ja. Propp. Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2006.

Tin liên quan:
Lã Nguyên: Lí luận văn học Nga hậu xô viết (1) (05.01.2018 20:44)
Lã Nguyên: Mùa Giáng sinh, nghĩ về sự phục sinh của trường phái Hình thức Nga - P 2 (04.04.2016 17:49)
Lã Nguyên: Mùa Giáng sinh, nghĩ về sự phục sinh của trường phái Hình thức Nga - P 1 (27.03.2016 02:32)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Chùm thơ ĐMITRI ĐVERI (06.02.2017 17:02)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Thơ tình nước Nga (P1) - Ngọc Châu dịch
Những nét khác thường trong ?Một con người ra đời’ của Macxim Gorki
Đại thi hào Nga A.Puskin: Ngực tròn vuốt nhẹ (Bài 2)
Tác giả ?Nhật kí trong tù’ trong một tâm hồn thơ Nga
Thơ tình nước Nga (P12): Aleksey Konstantinovich Tolstoi (Ngọc Châu dịch)
Đại thi hào Nga A.Puskin: Ngực tròn vuốt nhẹ (Bài 1)
Tiểu thuyết mới của Chinghiz Aitmatov
Thơ tình nước Nga (P6) - Sergay Exenhin - Ngọc Châu dịch
Chùm thơ dịch từ tiếng Nga của Tư Huyền
Ngày hội Puskin toàn Nga -
 
 
 
Thư viện hình