Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ sáu,
31.03.2023 10:14 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1669895
Tin tức > Trang Văn người Việt tại Nga > Xem nội dung bản tin
Võ Hoài Nam: Gặp lại tác giả “Khúc hát sông quê” giữa Mátxcơva
[27.10.2015 15:59]
Xem hình
Bao giờ lại được nghe một “Khúc hát sông quê”, hay một “Làng quan họ quê tôi”…khác giữa lòng Mátxcơva? Bóng dáng anh Tạo khuất dần rồi mà dư âm những câu thơ “Tuyết” của anh còn ở lại trong tâm trí mọi người: “…Tuyết lợp lên câu thơ mái chữ trắng không vần…”


Cuối những ngày thu vàng tháng 9, khi tôi đang đi thăm bà con cộng đồng Việt Nam ở mấy thành phố xa như Ulyanovsk, Samara, Tula…để lấy thông tin viết bài thì bất ngờ nhận được điện thoại của anh Châu Hồng Thủy, chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Nga thông báo: “Ngày 4.10, anh về Mát ngay nhá, Hội ta sẽ tổ chức cùng bà con cộng đồng tại Mátxcơva gặp mặt nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và nữ nhà thơ Tuyết Nga trong đoàn nhà văn Việt Nam nhân dịp sang thăm Nga”.

Không kịp rồi, vì công việc đang còn dang dở, nhưng chắc chắn là tôi sẽ về kịp trước khi đoàn trở về Việt Nam. Tin đến khá bất ngờ làm tôi không khỏi xốn xang. Bởi đã 28 năm rồi chúng tôi mới có dịp gặp lại nhau. Còn nhớ mấy năm trước tôi có viết bài “Nghe Khúc Hát Sông Quê giữa Mátxcơva” đăng trên Dân Trí, các tờ báo khác có đăng lại. Và bây giờ, gặp lại Nguyễn Trọng Tạo cùng Tuyết Nga…giữa mùa thu vàng Mátxcơva thì quả là “hữu duyên thiên lí ngộ”!

Phải mãi tới chiều nay 12.10, chúng tôi mới có buổi gặp gỡ hàn huyên ở nhà hàng “Nem” (cạnh bến ga xe điện ngầm Yugo Zapadnaia) của vợ chồng anh Nguyễn Đình Hoàng và chị Nguyễn Thị Hạnh – một địa chỉ “quen thuộc” của anh chị em làm công tác văn hóa nghệ thuật ở Nga cũng như từ Việt Nam sang. Bữa cơm chiều mang đậm hương vị quê nhà thật thân tình mà ấm cúng giữa mấy anh chị em xứ Nghệ và một anh bạn người Nga Anatoli Sokolov, nhà ngôn ngữ học Nga Việt – nói tiếng Việt, ăn cơm Việt sành sỏi như ăn súp Nga vậy!

Phút hội ngộ khá bất ngờ, khi tôi và anh Tạo cùng Tuyết Nga bỡ ngỡ nhận ra nhau, bởi 28 năm đã trôi qua, một quãng thời gian hơn 1/3 đời người – xưa kia còn trẻ trung, nay già dặn đi bao nhiêu? Nhưng nụ cười, giọng nói vẫn còn sung lắm…

Gặp nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (thứ 4 từ phải sang) tại Nhà hàng Nem - Matxcơva

Được biết, chuyến đi của anh Nguyễn Trọng Tạo và nữ nhà thơ Tuyết Nga trong đoàn nhà văn sang thăm Nga dù thời gian khá ngắn ngủi (28.9 đến 13.10) nhưng cũng đã kịp thăm vài địa danh nổi tiếng ở thủ đô Mátxcơva, chiêm ngưỡng kinh đô cũ Saint Petersburg, vòng về Tu La – quê hương nhà đại văn hào Nga Lép Tônxtôi (tác giả Chiến tranh và Hòa bình đồ sộ), gặp gỡ bà con cộng đồng Việt Nam ở Nga…Dư âm của chuyến đi đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bà con xa xứ hình ảnh nhà thơ, nhạc sĩ của công chúng mà mỗi khi “Khúc hát sông quê” vang lên là người ta nghĩ và nhớ ra ngay Nguyễn Trọng Tạo – một Nguyễn Trọng Tạo không lẫn vào đâu được!

Dù mùa đông tuyết trắng xứ bạch dương chưa về phủ kín vạn vật nhưng Nguyễn Trọng Tạo đã kịp có bài thơ “Tuyết” ngâm nga đọc tặng anh chị em. Cái cảm xúc thăng hoa khi Nguyễn Trọng Tạo đến với nước Nga một chiều thu dát vàng nhưng bỡ ngỡ xuyến xao khi những bông hoa tuyết trái mùa bay bay trong gió thu nhè nhẹ lắc rắc trên vai áo, trên đôi má hồng của cô gái Nga mới tuổi 17 lướt nhẹ trên đường phố Mátxcơva cổ kính…Không, hình như ông trời chiều lòng cho Nguyễn Trọng Tạo hay sao ấy? Bởi vào những ngày đầu thu này tuyết bông trắng xóa bỗng bất ngờ phá lệ mà lắc rắc nhè nhẹ lên vạn vật, chỉ thoáng chốc thôi, để rồi tan biến vào thinh không, chỉ còn lại mùa thu vàng muôn thuở. Để Nguyễn Trọng Tạo kịp có “Tuyết” mà để lại cho đời. Tôi nói vui: “Chắc là sẽ có Khúc hát tuyết giữa mùa thu Nga” đây! Còn nhớ năm kia, nhà thơ Lê Huy Mậu (tác giả thơ “Khúc hát sông quê”) sang thăm Nga, chúng tôi cũng gặp gỡ anh ở nhà hàng “Nem” của Hoàng Hạnh. Lần này chúng tôi đùa vui: “Giá cả hai ông cùng có mặt thì xôm tụ biết mấy nhỉ?”

Nhân dịp này, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã thân ái tặng cho bà con cộng đồng Việt Nam tại Mátxcơva tập Trường ca “Biển mặn” mà anh vừa mới sáng tác. Anh cũng thông báo đã tặng mấy trăm cuốn sách cho các chiến sĩ Trường Sa.

Gặp gỡ rồi chia ly, cuộc đời vốn dĩ như vậy, không ai cưỡng lại được! Chúng tôi chưa kịp tâm sự gì nhiều (vừa gặp lại tôi sau 28 năm xa cách, anh Tạo đã “hỏi thăm” tôi sao không trả lời email? Hóa ra, trước khi đi anh đã gửi 2 tin thông báo là anh sang Nga. Thật “oan” cho tôi, cái email đó đã lâu tôi không sử dụng, vậy là “nỗi oan Thị Mầu” đã được giải!) Những năm qua có chăng chỉ là “gặp gỡ” qua những trang văn thơ của anh, qua những bài viết của tôi gửi vào trang web nguyentrongtao của anh. Hay những bài viết tôi gửi đăng đâu đó rải rác trên các báo trong nước, anh đọc thấy hợp gu rồi đăng lại trên trang web mang tính văn hóa nghệ thuật và cả chất thời sự nóng bỏng của anh.

Ngày mai 13.10, các anh chị lại trở về quê hương. Mùa thu lá vàng nước Nga hãy còn lưu luyến lắm, mùa đông tuyết trắng xứ bạch dương Nga còn vời vợi xa chưa kịp về đón các anh chị cùng vui với tuyết!

Võ Hoài Nam

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Vì cớ gì ở nước Nga bạch dương xào xạc?
Nhật kí Kadan (Phần 10) - Phạm Thuận Thành
Nhật kí Cadan (Phần 1) - Phạm Thuận Thành
Châu Hồng Thuỷ: NỖI XẤU HỔ THỜI SINH VIÊN CỦA TÔI
Chùm truyện ngắn của Thiên Việt
Một bông hồng Việt Nam trên xứ tuyết
Nhật kí Cadan (Phần 2) - Phạm Thuận Thành
Sang Nga đừng để như Văn Giá!
Liuba - Truyện của Võ Hoài Nam
Hoa Pion
 
 
 
Thư viện hình