Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ ba,
28.03.2023 20:13 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1668971
Tin tức > Mỹ thuật > Xem nội dung bản tin
Tại sao Danh họa Nga Levitan không bao giờ vẽ người?
[01.10.2013 02:36]
Xem hình
Nói chính xác hơn là chỉ một họa phẩm duy nhất (Một ngày thu) có bóng dáng mờ ảo của một người đàn bà mà thôi, nhưng lại do một người bạn cùng trường Mỹ thuật Matxcova là Nikolai Chekhov vẽ thêm vào. Trong số hàng ngàn họa phẩm của ông, tranh chân dung cực kỳ ít ỏi. Nhân vật chính và cũng là nhân vật được họa sĩ yêu mến nhất – Đó là thiên nhiên.

Nguyên nhân nào đã khu hẹp ngòi bút lông tài hoa của danh họa người Do Thái như vậy?

Chiếc chìa khóa để mở bí mật này chắc phải nằm trong chính số phận của Levitan chứ không phải như một số tin đồn bấy lâu nay rằng do sự cấm kỵ của tôn giáo Do Thái kiêng không vẽ người. Kết luận mới đây của giới nghiên cứu hội họa Nga đã khiến những người hâm mộ tài năng của ông phải sững sờ và không khỏi ngậm ngùi cho một kiếp tài hoa : Ông sợ con người và xa lánh con người. Họ đã gây cho ông  quá nhiều đau khổ!

Xuất thân trong một gia đình gốc Do Thái, tại Nga thời đó, dân tộc này bị xếp vào công dân hạng hai. Ông phải nếm chịu sự hạ nhục vào năm 18 tuổi và đến năm 31 tuổi bị đuổi khỏi Matxcova theo lệnh của chính quyền thành phố đối với người dân gốc Do Thái. Trong khi học ở trường, người ta thường lải nhải nói với ông rằng, dân Do Thái không được động tới phong cảnh Nga. Chẳng khác gì bị giáng một cái tát vào mặt, sau khi tốt nghiệp ông không được công nhận bằng tốt nghiệp như một họa sĩ mà chỉ là thầy giáo dạy hình họa. Ông ăn mặc rách rưới, ngủ qua đêm trong căn gác sép bụi bậm của trường. Vì miếng bánh mỳ hàng ngày, ông phải vẽ các bức tranh phong cảnh bán ở ngoài chợ.

 

 

Mùa thu vàng - Lê vi tan

Bên cạnh đó, ông hoàn toàn thất vọng vào tình yêu của phụ nữ. Levitan cay đắng nhận xét : “Thậm chí ngay cả những người phụ nữ tốt nhất – cũng là những kẻ tham lam”. Tám năm quan hệ với Xôphia Kuvsinsnikova kết thúc bằng một vụ tự sát không thành. Đây là vụ tự sát thứ ba.

 Ông không vẽ con người mà chỉ vẽ thiên nhiên chính vì thiên nhiên tốt hơn con người. Thiên nhiên không phản bội, không sỉ nhục và thóa mạ nhân phẩm của con người dù anh ta thuộc bất kỳ chủng tộc nào. Đối với thiên nhiên, chẳng có gì là quan trọng khi anh vận bộ đồ gì. Cái quan trọng là anh - con người - để lại được dấu ấn gì trên cõi trần gian nay. Nếu như ký ức về con người mang dấu ấn thiện  căn tức là thiên nhiên đã ban cho anh sự vĩnh hằng của mình. Levitan đã nghiêng mình ngả mũ trước Thiên nhiên:“Chiều hôm qua, tôi leo lên một mỏm núi đá và từ trên đỉnh của nó phóng tầm mắt ra biển. Và, tôi đã bật khóc thổn thức : Đâu là vẻ đẹp vĩnh hằng và đâu là nơi con người cảm thấy sự vô nghĩa hoàn toàn của bản thể”. Nhưng muốn gì thì muốn, Levitan cũng vẫn để lại một góc nhỏ của tình yêu cho cái “con thú hai chân” vô nghĩa lý đó. Một tình huống trong đời ông đã nói lên điều đó: Levitan đi vẽ phác thảo ở nông thôn. Từ đằng xa có một bà cụ già nhỏ bé đang tiến lại phía ông. Bà mặc bộ đồ đen, đầu chit khăn trắng. Rõ ràng, bà tưởng nhầm ông là kẻ hành khất ăn mày nên đã để một đồng kopek bằng đồng lên  giá vẽ. Levitan thoáng sợ hãi vì bị bất ngờ, nhưng ngay sau đó ông đã cầm đồng kopek lên… hôn,  và để rồi giữ gìn kỷ vật đó đến tận cuối đời mình.

Vũ Tuấn Hoàng (Theo KP)  

(Theo Bản tác giả VTH gửi NBĐ)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Lê Thanh Minh: Giai thoại (13.10.2017 21:21)
Chia tay Nguyễn Sáng (30.12.2013 19:05)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Giới thiệu tranh: Chơi ô ăn quan
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh lụa Trung Quốc và Việt Nam - tương đồng và khác biệt
Mĩ thuật đương đại ở ba trung tâm văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Mỹ thuật Việt Nam: Dần nhạt nhòa bản sắc
Không phải cứ không quần áo là art nude
Henri Matisse - Sinh ra để đơn giản hoá hội họa
Danh họa Picaxo và những cuộc tình khơi nguồn sáng tạo
Chu Dạ Thảo – một năng khiếu hội hoạ của người Việt ở Ekaterinburg
Từ phiên dịch tiếng Nga trở thành họa sỹ
 
 
 
Thư viện hình