Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ hai,
27.03.2023 00:49 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1668394
Tin tức > Sân khấu - Điện ảnh > Xem nội dung bản tin
Làm phim hài nhảm, không làm phim nghệ thuật cao siêu
[15.07.2013 03:31]
Xem hình
Phim 3D thứ hai của Lê Bảo Trung - Biết chết liền - vừa ra rạp trên toàn quốc cuối tháng 6, tiếp nối mùa hè phim Việt chưa thể khởi sắc. Thế nhưng, nếu xét về đam mê và mối quan hệ với thị trường điện ảnh Việt Nam, dù muốn dù không, Lê Bảo Trung vẫn là một cái tên cần phải lưu ý.

Từ “đẻ mướn” thành “đẻ thật”

Hồi tháng 8.2010, khi nói về phim 3D đầu tiên của Việt Nam, Lê Bảo Trung đã khẳng định: “Tôi đã tích lũy kiến thức về việc thực hiện phim 3D, đã đi học với những người thực hiện phim Avatar tại Hồng Kông dù thời gian học không dài. Sản xuất phim 3D thực ra không quá khó về kỹ thuật, vấn đề là bạn phải có câu chuyện phù hợp. Tôi nghĩ, bất cứ ai đi tiên phong cũng cần phải chấp nhận hy sinh. Nếu mình cứ tính toán mãi thì sẽ không ai dám làm. Nhưng tôi có niềm tin là khán giả sẽ ủng hộ phim 3D Việt Nam đầu tiên này”.

Đây là việc cần lưu ý đầu tiên, bởi nhìn lại tiểu sử, Lê Bảo Trung thuộc kiểu đạo diễn ưa vượt khó và ưa làm khó mình. Ngay những phim điện ảnh đạt doanh thu cao như Đẻ mướn, Võ lâm truyền kỳ… hay Bóng ma học đường (phim 3D đầu tiên) và Gia sư nữ quái (2012) gần đây, Lê Bảo Trung đều làm với thái độ phiêu lưu, hoặc khai thác chuyện lạ, hoặc dùng kỹ thuật mới, hoặc cầm cố nhà cửa làm phim… Anh không phải kiểu đạo diễn muốn đi theo lối mòn, nên khán giả luôn được xem sản phẩm ở giai đoạn thể nghiệm, có thể mới nhưng chưa trơn tru..

Điều lưu ý thứ hai là khi thị trường điện ảnh còn nhỏ hẹp và èo uột như phim Việt, một bộ phim dù hay dù dở, khi tung ra thị trường đều để lại những ảnh hưởng nhất định. Mà phim của Lê Bảo Trung đều có thông điệp rất rõ ràng: Đẻ mướn gióng hồi chuông về một vấn nạn vừa vô cảm, vừa ích kỷ của xã hội; Võ lâm truyền kỳ về sự ảnh hưởng của trò chơi điện tử vào đời sống; Bóng ma học đường về bạo lực học sinh… Chính vì thông điệp cụ thể như vậy, mà phim nào của Lê Bảo Trung cũng thu hút sự quan tâm của dư luận, dù sau đó thì khen chê đủ thứ.

Trước khi mở hãng phim riêng, Lê Bảo Trung là đạo diễn “đẻ mướn” cho nhiều hãng, từ Phước Sang, Galaxy cho đến các hãng ít danh tiếng khác. Các phim điện ảnh như Đẻ mướn, Võ lâm truyền kỳ, Phát tài, Nhật ký Bạch Tuyết, Bóng ma học đường… và nhiều phim truyền hình như Lục Vân Tiên, Một chuyến phiêu lưu, Hải âu, Mưa thủy tinh… đều “đẻ mướn” như vậy.

Đạo diễn Lê Bảo Trung

Anh từng nói: “Trung làm việc vì yêu nghề và muốn cống hiến thật nhiều tác phẩm hay cho khán giả. Nên khi thấy kịch bản nào tốt thì bắt tay làm ngay, không phân biệt truyền hình hay điện ảnh. Ai “mướn” thì “đẻ”. Như tôi đã nói ở trên, với tôi, quan trọng nhất là được làm việc mình thích, và làm ra những bộ phim hay cống hiến cho khán giả”.

Ngoài những giải thưởng đã nhận được, anh còn là đạo diễn khá mát tay, khi đã giúp ca sĩ Nguyễn Phi Hùng (Giải diễn viên trẻ triển vọng Cánh diều vàng 2003 - phim Hải âu), ca sĩ Phương Thanh (Giải diễn viên phụ xuất sắc Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM - phim Đẻ mướn), diễn viên Kim Thư (Mai vàng 2006 - phim Đẻ mướn), diễn viên Kim Tuyến (Nữ diễn viên xuất sắc phim truyền hình Cánh diều vàng 2009 - phim Chuyện tình đảo ngọc)… khẳng định được mình với việc diễn xuất.

Thế nhưng cái nguy cho chính Lê Bảo Trung bắt đầu hiện diện từ khi anh về nhà “đẻ thật”. Khi làm Gia sư nữ quái phải cầm nhà, trong khi bộ phim hành động hài, ca nhạc này chưa thật sự bảo đảm để hòa vốn khi chiếu ra mắt, xem khá nhạt, nên nguy cơ mất trắng cũng dễ thấy. Đến Biết chết liền thì càng sa sút hơn, từ đường dây kịch bản, chất hài, chất ma quái đều có vấn đề, xem rất lỏng lẻo.

Có lẽ khi còn “đẻ mướn”, kịch bản và nhiều khâu khác được phía sản xuất kiểm soát, nên mọi thứ được làm cẩn thận hơn, khi về hãng phim riêng thì toàn quyền, nên tha hồ tung tẩy. Một nhà báo từng nhận xét: “Với Gia sư nữ quái, có cảm giác như bộ phim cứ “trôi tuột đi” mà không có điểm nhấn đặc biệt nào ngoài những tình huống gây cười. Một câu chuyện phim đơn giản, các tình huống có phần dễ dãi và lối kể chuyện đơn giản như thể một tiểu phẩm hài pha âm nhạc kéo dài tới 92 phút”.

“Tôi và các nhà đầu tư bỏ ra 8 tỉ đồng để làm bộ phim này. Từ trước đến nay, mọi người đánh giá phim làm ra phải được báo chí khen và doanh thu cao mới là thành công. Thế trường hợp Hello cô Ba bị “đánh” tơi tả mà doanh thu thắng thì là thành công hay thất bại? Hoặc nhiều bộ phim nghệ thuật, doanh thu thấp mà để lại nhiều dư âm trong lòng nhiều khán giả thì sao? Tôi nghĩ, nên đặt ra sự thành công trong từng góc độ cụ thể” - Lê Bảo Trung nói.

Mê mẩn chuyện làm phim

“Đến xem Gia sư nữ quái là để cười. Nếu bạn không cười, tôi sẽ trả tiền lại. Nhưng tôi cũng không làm phim cười theo kiểu chọc lét mà chọn thủ pháp gây cười bằng sự trong sáng. Từ một tình huống tưởng chừng bi kịch, nhiều tình tiết gây cười, lạc quan từ đó sẽ dẫn dắt khán giả đi theo mạch phim”, đây cũng là chất của nhiều phim do Lê Bảo Trung thực hiện. Có thể nói anh là đạo diễn của những phim theo hướng hài nhảm, dù làm cho ra chất nhảm, thật không dễ.

Các phim của Lê Bảo Trung thường có bắt đầu ly kỳ, bí ẩn, khó khăn, nhưng càng về sau càng ngập trong mảng miếng tấu hài trực tiếp, kết thúc rất dễ dàng. Biết chết liền cũng vậy, khi ba người bạn thân của Hương (Angela Phương Trinh) về chơi ở một resort của ba Hương (Chí Tài), thì những bóng ma và xác sống ám ảnh họ, với cuộc truy sát nghẹt thở, để rồi kết thúc dễ dàng, khi câu chuyện được thắt nút và mở nút bởi hai tuyến nhân vật khác nhau thực hiện. Nếu xem xong phim mà gặp câu hỏi, ai là vai chính của phim, người xem chỉ biết trả lời: Biết chết liền.

Lê Bảo Trung nhiều lần tâm sự anh thần tượng Châu Tình Trì (Hồng Kông), nhưng anh biết để nối gót được kỳ nhân này hoàn toàn không dễ. “Người ta cứ chửi hài nhảm, nhưng thử làm mà xem, nhảm không hề dễ, chỉ có nhạt là dễ mà thôi”. Đây cũng là lời gián tiếp nhận xét về phim của chính mình, một phim hài có thông điệp, nhưng nhạt, vì nó phân khúc thị trường khá thấp.

Phần nhiều các phim của Lê Bảo Trung không nhận được thiện cảm của giới phê bình và báo chí, cũng như xa cách với những khán giả mê điện ảnh thực sự, nhưng lại gần gũi với khán giả bình dân, vốn chỉ xem phim là xem câu chuyện, chẳng khác gì xem tiểu phẩm tấu hài. Lê Bảo Trung chịu khó học hành bài bản về nghề đạo diễn, nhưng anh chọn cách này là theo ý thức và gu riêng, chứ không phải vô tình.

Lê Bảo Trung chống lại gia đình để lén rẽ từ định hướng nghề giáo sang nghề phim, bởi anh quá yêu thích việc này. Vợ anh cho biết: Cưới nhau được 1-2 tuần, anh lại khăn gói theo đoàn phim, để vợ lủi thủi một mình ở nhà. Một năm sau, khi sinh con, anh cũng chẳng có mặt bên cạnh vợ, vì đang rong ruổi theo đoàn phim truyền hình Lục Vân Tiên. Đến khi con trai đầu lòng được 2-3 tháng tuổi, anh mới lần đầu nhìn mặt thằng bé. Hai năm sau, cậu con trai thứ hai ra đời cũng y như vậy. Mấy ai biết, lúc anh “tả xung hữu đột” trên trường quay bộ phim nhựa đầu tay Đẻ mướn thì vợ anh cũng đang ở bệnh viện một mình vượt cạn.

Điện ảnh Việt với nhiều rào cản đã sinh ra những đạo diễn như Lê Bảo Trung, và ngược lại, những đạo diễn kiểu này lại chi phối lại nền điện ảnh. Cho nên, nhìn kiểu gì, Lê Bảo Trung vẫn là một trường hợp mâu thuẫn và đáng lưu ý của điện ảnh Việt hiện nay.

Như Lê

(Theo laodong.com.vn)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Diễn viên Diễm Hương ngày ấy - bây giờ
Tiếng thơ ngâm bậc nhất nhì Hà Thành
Cải lương miền Tây Nam Bộ có thoi thóp hay không?
Trịnh Hội yêu Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhất ở lòng nhân
Nguyễn Huỳnh trắng tay vì ma túy
Minh Phụng: Một ngôi sao sân khấu cải lương đã tắt
Phim TH Việt: Bắt chước mà không tới
NSƯT Minh Phụng từ trần
Đất nước đứng lên - một bộ phim giả tạo
Kiều Thanh chưa chán vai lẳng lơ
 
 
 
Thư viện hình