Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ ba,
28.03.2023 21:01 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1668976
Tin tức > Giai thoại văn học > Xem nội dung bản tin
Thác lời con gái phường vải gửi trai làng nón Tiên Điền
[22.06.2011 21:52]
Xem hình
Nguyễn Huy Quýnh (1734 - 1786) thuộc thế hệ thứ 10 của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu (NHTL), sinh ngày 19 tháng Hai năm Giáp Dần niên hiệu Long Đức năm thứ 3 (1734) đời vua Lê Thuần Tông, húy là Nham, khi làm quan đổi là Trị, tên chữ là Duy Nham, hiệu Dần Phong, tại làng Trường Lưu nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nhiều đời khoa bảng.

Năm Nhân Thìn (1772), ba mươi chín tuổi, Nguyễn Huy Quýnh đỗ Đệ tam giáp Tiến sỹ đồng xuất thân thứ 5 và bắt đầu tham gia quan trường với chức Cấp sự trung Hộ khoa, rồi Giám sát ngự sử xứ Sơn Nam.

 Năm Giáp Ngọ (1774), ông cùng nhiều người thân trong nhà như anh  là Nguyễn Huy Oánh, cháu là Nguyễn Huy Tự, tham gia cuộc Nam chinh, giữ chức vụ Kiêm lí lương hướng nhung vụ. Đầu năm Ât Mùi (1775) sách Cương
mục chép: chúa Trịnh sau lúc đóng quân ở Kỳ Anh sai ông mang vàng bạc vào tặng cho Hoàng Ngũ Phúc và quân sĩ đóng ở Thuận Hóa(2).

Cùng năm đó ngày 12 tháng Hai, mẹ đích ông là bà Phan Thị Trừu mất, ông xin về cư tang và tham gia dạy học ở Trường Lưu.    

Năm Đinh Đậu (1777) hết tang phục, ông được ban chức Nhập thị nội giảng, sau khi dâng lên Chúa bài thơ nghìn chữ được thăng chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, và năm sau 1778, thăng làm Đốc đồng xứ Sơn Nam. Thời gian này ông tham gia đánh dẹp “giặc bể”. Năm 1779 làm Giám khảo trường thi Thanh Hóa. 
         
Năm Tân Sửu (1781) làm quan Trực giảng ở Quốc Tử Giám, tháng 6 đi khảo sát tình hình ở Sơn Tây Hưng Hóa, tháng Mười ngày Hai mẹ đẻ ông là bà Trần Thị Cung mất, ông về cư tang ở Trường Lưu.Thời gian này Trường Lưu với Phúc gang thư viện là nơi nhiều danh sĩ qua lại, nhiều người ở các nơi về học, và Nguyễn Huy Quýnh tham gia giảng dạy ở đây.       

Tháng 10 năm Giáp Thìn (1784) hết tang phục, Nguyễn Huy Quýnh lại được cử làm quan Trực giảng ở Quốc Tử Giám, năm sau thăng Hàn lâm Đãi chế, hành Đốc thị Thuận Quảng, Đề đốc học chính, Kiêm lí lương hướng  ở Thuận Hóa.

 Khoảng một năm, ngày 10 tháng Sáu năm Ât Tỵ (1785) ông mất ở nhiệm sở, thi hài đưa về an táng ở cánh đồng thuộc thôn Đồng Tây, làng Gia Hanh, xã Bạt Trạc, sau con cháu chuyển về  xã Đức Dũng rồi lại chuyển về núi Phượng Lĩnh trong lăng Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

Theo giai thoại, Nguyễn Du có quen một cô gái ở làng Trường Lưu. Một đêm nọ sang chơi, sau đó không sang nữa, khiến cô gái nọ ốm tương tư và bỏ luôn nghề kéo sợi. Cô gái này sau nhờ Nguyễn Huy Quýnh làm bài thơ trên gửi cho Nguyễn Du

Tảng mai Hầu trở ra về
Hồn tương tư vẫn còn mê giấc nồng.
Cơi trầu chưa kịp tạ lòng,
Tỉnh ra đã cách non sông mấy vời.
Trời làm chi cực bấy trời
Cơi trầu này để còn mời được ai ?
Tím gan đổ hắt ra ngoài,
Trông theo truông Hống, đò Cài thấy đâu.
Khi lên, đổ rối cho nhau,
Khi về, trút một gánh sầu về ngay.
Xua buồn từ bấy đến nay,
Nào ai mó đến xa quay, xin thề!
Ngại ngùng đường cửi đi về
Chân dừng dây đạp, tay e thoi chuyền.
Lắng tai nghe tiếng ác truyền,
Đường sầu cuốn khúc, tấm phiền đổ hoa.
Chẹ duyên dằng lại tháo ra,
Gần nhau cách quãng, lại xa mối hồi.
Liều bằng khổ một gò đôi
Coi như bóng đã bắn rồi bong bong.



Nguyễn Du nhận được bài thơ bèn mượn lời phường nón là nghề chuyên môn của làng Tiên Điền để đối lại một bài như sau:

Tiếc thay duyên Tấn phận Tần,
Chưa quen đã lạ, chưa gần đã xa!
Chưa chi đông đã rạng ra,
Đến giờ chỉ giận con gà chết toi!
Tím gan cho cái sao mai,
Thủa nào vác búa chém trời cũng nên.
Về qua liếc mắt trông miền,
Lời quanh dặm dế, chửa yên dặm ngồi.
Giữa thềm tàn đuốc còn tươi,
Bã trầu chưa quét, nào người tình chung?
Hồng sơn cao ngất mấy trùng.
Đò Cài mấy trượng thì lòng bấy nhiêu!
Làm chi cắc cớ lắm điều,
Mới đêm hôm trước lại chiều hôm ni.
Khi xa, xa hỡi như ri,
Tiếng xa nghe vẫn rù rì bên tai.
Quê nhà nắng sớm mưa mai
Đã buồn, giở đến lịp tơi càng buồn.
Thờ ơ đóng vọt bó sườn;
Đã nhàm bẹ móc, lại hờm nắm giang
Trăng tà chênh chếch bóng vàng,
Dừng chân thoạt nhớ đến đàng cửa truông.
Thẫn thờ gối chiếc màn suông,
Rối lòng như sợi ai guồng chưa xong
Phiên nào chợ Vịnh ra trông,
Mồng ba chẳng thấy lại hòng mười ba
Càng trông, càng chẳng thấy ra,
Cơi trầu quệt đã để và lần ôi.
Tưởng rằng nói thế mà chơi,
Song le đã động lòng người lắm thay.
Trông trời, cách mấy từng mây,
Trông trăng, trăng hẹn đến ngày ba mươi.
Vô tình, trăng cũng như người
Một ta, ta lại gẫm cười chuyện ta…

[Theo THÁI KIM Đ?NH]




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Gánh thơ… hoạn lợn (06.01.2012 20:02)
Thầy trò Tổng Cóc (03.06.2011 23:38)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Trạng Quỳnh là người có thật hay không?
Bác Hồ đối đáp câu đối và họa thơ của Nguyễn Hải Thần
PHẠM TIẾN DUẬT VÀ CHUYỆN “VÒNG ĐEN – VÒNG TRẮNG” (BA TỈNH)
Nhà thơ Chế Lan Viên: Khổ vì hay… tranh luận
36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
Vài chuyện vui về cái nết ăn của Lê Lựu
Đãng trí như Nguyễn Hoàng Đức
Gánh thơ… hoạn lợn
Chuyện về Vũ Trọng Phụng
Nhà văn Lan Khai bị vợ… lừa!
 
 
 
Thư viện hình