Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ hai,
27.03.2023 01:21 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1668405
Tin tức > Giai thoại văn học > Xem nội dung bản tin
Nhà văn Lan Khai bị vợ… lừa!
[09.06.2011 02:26]
Xem hình
Trong lịch sử văn học trước 1945, nhà văn Lan Khai (tên thật là Nguyễn Đình Khải) được xem là một cây bút sung mãn, một nhà văn "đường rừng" sáng giá. Tên tuổi của ông đã sống mãi cùng lịch sử văn học Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng như "Truyện đường rừng", "Ai lên phố Cát", "Gái thời loạn"...

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho hay, biệt danh "Nhà văn đường rừng" là do giới văn chương Bắc Hà tặng cho Lan Khai, bởi ông  chuyên viết các truyện về các vùng thượng du phía Bắc, chốn vùng núi cao rừng thẳm, vì thế ông còn có bút danh khác là Lâm Tuyền Khách. Còn theo nhà văn Nguyễn Vỹ, bạn của Lan Khai, thì ông là một nghệ sĩ đa tài, vừa là văn sĩ, hoạ sĩ rất tài tử thời tiền chiến. Thủa sinh thời, Lan Khai đa tài, được rất nhiều cô gái ái mộ. Hồi Lan Khai xuất bản tiểu thuyết Cái hột mận được rất nhiều người yêu thích, ông nhận được rất nhiều thư của phụ nữ. Trong số ấy có một lá thư khiến ông vô cùng xúc động. Phong bì thư màu xanh đóng giấy nhà dây thép (bưu điện) Hà Nội; lá thư cũng màu xanh, nét chữ khá bay bướm. Lan Khai đã đưa lá thư này cho Nguyễn Vỹ đọc.


 


Chân dung nhà văn Lan Khai.


"Thưa ông Lan Khai, tác giả tiểu thuyết Cái hột mận. Em xin gửi lời thành thật hoan nghênh tất cả các quyển truyện đường rừng của ông. Riêng quyển Cái hột mận vừa xuất bản, thật là một kiệt tác. Em ao ước hân hạnh được gặp ông để tỏ lòng ái mộ của em. Vậy nếu ông không bận gì thì 8 giờ tối thứ 7 tuần này, xin ông vui lòng quá bộ đến hồ Trúc Bạch, khỏi chùa Trấn Quốc một tí (đường Thanh Niên bây giờ). Em sẽ chờ ông tại đấy.


Thưa ông, ông sẽ trông thấy một thiếu nữ 18 tuổi đứng chờ ông bên gốc cây, mặc áo màu bordeaux, tay cầm quyển Cái hột mận. Em đấy ông ạ. Em sẽ đến đấy đúng 8 giờ, là lúc vắng người. Nếu quá 8 giờ 30 ông không lại, thì chắc là ông bận việc, em sẽ về. Trời! em ước mong sao được gặp nhà văn tài hoa mà em thường mơ tưởng. Em xin dừng bút tại đây với tất cả hy vọng tốt đẹp ngập tràn trề lòng em. Bella Nhung".
 



Bìa cuốn sách "Cái hột mận" của nhà văn Lan Khai.


Nguyễn Vỹ đọc thư xong, khuyên Lan Khai nên đi gặp. Lan Khai chải tóc bóng mượt, thoa một chút phấn cho đỡ đen, áo quần bảnh bao. Đúng 8 giờ tối thứ 7 đó, ông đến điểm hẹn và phát hiện ra bóng nàng đứng chờ bên gốc cây, quay lưng về phía ông như là đang ngắm mặt hồ xôn xao bóng nước. Lan Khai đến gần, đánh bạo đặt tay lên vai nàng, cảm động nói: Em là Bella Nhung? Nàng từ từ quay lại. Hoá ra đấy là người vợ thứ hai của ông. Lan Khai trấn tĩnh lại, hỏi với giọng kìm lại sự tức giận: “Mợ đứng chờ ai đây?”. “Thưa ông, em chờ ông Lan Khai, tác giả Cái hột mận ạ”. “Mợ đánh lừa tôi hả?”. Lan Khai giận run người, bỏ về rất nhanh. Chị vợ thì mỉm cười đắc chí, đủng đỉnh theo sau.
 
Lã Xưa

(Theo giadinh.net)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Gánh thơ… hoạn lợn (06.01.2012 20:02)
Thầy trò Tổng Cóc (03.06.2011 23:38)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Trạng Quỳnh là người có thật hay không?
Bác Hồ đối đáp câu đối và họa thơ của Nguyễn Hải Thần
PHẠM TIẾN DUẬT VÀ CHUYỆN “VÒNG ĐEN – VÒNG TRẮNG” (BA TỈNH)
Nhà thơ Chế Lan Viên: Khổ vì hay… tranh luận
36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
Vài chuyện vui về cái nết ăn của Lê Lựu
Đãng trí như Nguyễn Hoàng Đức
Gánh thơ… hoạn lợn
Chuyện về Vũ Trọng Phụng
Ai là tác giả bài thơ ?8 tháng 3 muôn năm’?
 
 
 
Thư viện hình