Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ ba,
28.03.2023 21:38 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1668981
Tin tức > Âm nhạc > Xem nội dung bản tin
Trường Phái Âm Nhạc Cổ Điển Vienna
[26.11.2010 20:19]
Xem hình
Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc châu Âu, sự xuất hiện “Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” không ngẫu nhiên, nó trực tiếp kế thừa sự hưng thịnh của nền âm nhạc Ý, Pháp, Đức thế kỷ XVII – XVIII lại được ánh sáng của cuộc đại cách mạng tư sản rọi chiếu - bởi thế nó đã mở ra một trang sử mới của nghệ thuật âm nhạc.



I. Vài nét về sự hình thành “Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna”



Thế kỷ XVIII là thế kỷ “ánh sáng” như người ta thường gọi. Đó là một thời đại có nhiều sự kiện nổi bật về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học và văn nghệ. Sự xuất hiện của phái “Bách khoa” và tư tưởng triết học duy vật của Didoro, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử đấu tranh chính trị ở châu Âu.

Sự phân định nghệ thuật âm nhạc giai đoạn này gồm hai thời kỳ. Nửa đầu thế kỷ là thời đại nghệ thuật Baroc với các nhà soạn nhạc lừng danh như A.Scarlatti ( 1685 – 1757 ), J.Lully (1632- 1687), F.Handel ( 1685 – 1759), J.S.Bach ( 1685 – 1750 ) … Những tác phẩm của họ thường thiên về tính chất bi tráng. Phong cách biểu hiện tinh tế có mỹ cảm, gần gũi với hội hoạ và kiến trúc thời phục hưng. Cuộc đời các nhạc sĩ trên, mỗi người một vẻ. Nếu phần lớn cuộc đời của Lully, Handel sống lưu vong ở nước ngoài thì Bach lại chưa hề bước chân ra khỏi biên giới. Nếu nhạc Bach triết lý suy tưởng thì nhạc của Handel lại thiên về hành động, chiến đấu. Nhưng tất cả đều bộc lộ một tinh thần nghiêm túc kế thừa, học hỏi truyền thống, say sưa sáng tạo cái mới, gợi mở cho thế hệ sau, vì vậy, còn gọi họ là các nhạc sĩ “tiền cổ điển”.


A.Scarlatti ( 1685 – 1757 )



J.Lully (1632- 1687)



F.Handel ( 1685 – 1759)





J.S.Bach ( 1685 – 1750 )




“Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” hình thành nửa sau thế kỷ XVIII. Khi ấy, nước Áo là một nước quân chủ chuyên chế bao gồm nhiều vùng đất đai rộng lớn. Thủ đô Vienna – nơi hội tụ của nhiều người đến làm ăn sinh sống, có các quốc tịch khác nhau như: Áo , Tiệp, Hungary, Đan Mạch và Slaver… Thành phố mở rộng, thị dân đông đúc, sự khát khao được thưởng thức âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, thôi thúc những hoạt động âm nhạc từ khắp nơi đổ về. Những điệu serenade, valse có nguồn gốc từ dân ca dân vũ được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, nơi phòng trà quán chợ. Những vở nhạc kịch được công diễn lần đầu của Kanda, Lotti, Bonontorini… thu hút đông đảo người đến nhà hát. Những bản nhạc thính phòng do các nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn trong các lâu đài, dinh thự. Những bản thánh ca mang âm hưởng thế tục, dân dã. Tất cả dấy lên không khí sinh hoạt âm nhạc sôi động với nhiều đề tài phong phú, nội dung và hình thức mới mẻ khiến cho thành phố Vienna trở thành một trung tâm âm nhạc của châu Âu, nơi sinh thành của một trường phái âm nhạc nổi tiếng.



C.W.Gluck (1714 – 1787)

Người mở đầu “Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” là nhạc sĩ Đức C.W.Gluck (1714 – 1787). Những vở nhạc kịch cải cách của ông đã góp phần giải quyết cơn khủng hoảng nhạc kịch từ đầu thế kỷ. Nhạc sĩ  Áo J.Haydn ( 1732 – 1802 ), nhà sáng lập trường phái này, “cha đẻ” của thể loại giao hưởng và tứ tấu. Nhạc sĩ “thần đồng” Áo W.A.Mozart ( 1756 – 1791 ), tác giả của hầu hết các thể loại âm nhạc: nhạc kịch, giao hưởng, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc… người đã để lại biết bao giai thoại kỳ bí về thiên hướng âm nhạc từ lúc tuổi thơ. Đặc biệt là L.V.Beethoven – nhạc sĩ vĩ đại người Đức (1770 – 1827 ) - nhà văn hoá tư tưởng lớn của thời đại Cách mạng tư sản, người đã kiến tạo chủ đề “Đấu tranh – Anh hùng – Chiến thắng” xuyên suốt toàn bộ ác phẩm chính của đời mình. Những bản giao hưởng, sonate của ông có nghệ thuật cao siêu, giàu kịchtính, tính triết lý,góp phần động viên quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống cường quyền, chống định mệnh, giải phóng tư tưởng, giải phóng con người đi đến một chân trời sán lạn.


W.A.Mozart ( 1756 – 1791 )



L.V.Beethoven (1770 – 1827 )




Phòng làm việc của
Beethoven



II. Nội dung tư tưởng của tác phẩm.


Sống vào thời kỳ giai cấp phong kiến suy tàn, giai cấp tư sản đang phát triển, các nhạc sĩ trường phái cổ điển Vienna đã soạn ra những tác phẩm phản ánh không khí sinh hoạt của nhân dân  Áo lúc đương thời. Phần đông họ phải nương nhờ trong vòng tay của các nhà bảo trợ nghệ thuật để có những điều kiện sáng tác và biểu diễn thuận lợi. Gluck đến với bá tước Lopkovich, bá tước Melzi, Haydn phục vụ cho gia đình hầu tước Esterházy đến lúc 59 tuổi. Cả gia đình Mozart sống lệ thuộc vào giáo chủ Salzburg và ngay cả Beethoven cũng có một quãng đời bên công tước Linovsky. Nhưng khát vọng tự do và tình yêu âm nhạc đã chắp cánh cho họ bay tới đỉnh cao của nghệ thuật. Trừ một số ít những bản nhạc bi thương phản ánh tâm trạng của một nhạc sĩ hầu cận, nghèo, không được tự do sáng tác, bị xã hội bạc đãi như các bản giao hưởng giọng thứ của Haydn, khúc cầu hồn của Mozart, bản messa trang trọng của Beethoven, còn phần lớn là những bản nhạc vui lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của lý trí. Trong nhạc kịch của Mozart toát lên tinh thần phê phán những thói hư tật xấu, sự hợm hĩnh đểu cáng của bọn quý tộc, đề cao tình yêu chung thuỷ, ca ngợi chân lý chính nghĩa. Trong những bản giao hưởng và sonate piano của Beethoven, ta nghe thấy tiếng thét lẫn sự phẫn nộ hào cùng tiếng gọi người người lớp lớp vượt lên khỏi định mệnh, qua khỏi cường quyền, đó là những hồi chuông thức tỉnh triệu người vùng lên tranh đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì tính hiện thực nóng bỏng của các tác phẩm ấy, cho đến nay và ngày mai nó vẫn có một sức sống vĩnh cửu.


III. Thành tựu và đặc điểm âm nhạc



Tất nhiên, với sự vận dụng các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ âm nhạc khác nhau cũng có thể cho kết quả không phải như vậy. Song những kinh nghiệm trên cũng là những ước lệ quý báu cho sự tưởng tượng khi nghe nhạc của quần chúng dễ dàng hơn. Những điệu thức trưởng tự nhiên, thứ hoà âm dần thay thế cho các điệu thức trungcổ (dori, phoridi, lydi… ). Hình thức sonate, liên khúc sonate được hoàn thiện giúp cho việc soạn các tác phẩm khí nhạc có kịch tính cao, nhiều chủ đề có thể diễn đạt những nội dung phức tạp tưởng như khí nhạc phải bó tay. Nhạc kịch các loại phát triển cả bi và hài. Sự ra đời của thể loại giao hưởng bốn chương cùng với các bản nhạc thính phòng: tam tấu, tứ tấu… đã làm cho đời sống âm nhạc muôn hình muôn vẻ. Những chủ đề âm nhạc giản dị có tính khái quát cao đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người.

Nói chung những bản nhạc của các nhạc sĩ Vienna thường mạch lạc, sự phân câu phân đoạn rõ ràng. Sự hài hoà và tính cân đối được thể hiện trong cấu trúc.

Dân ca và ca khúc cách mạng được vận dụng vào các tác phẩm, tạo cho nó một khí sắc sống động.

Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc châu Âu, sự xuất hiện “trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” không ngẫu nhiên, nó trực tiếp kế thừa sự hưng thịnh của nền âm nhạc Ý, Pháp, Đức thế kỷ XVII – XVIII lại được ánh sáng của cuộc đại cách mạng tư sản dọi chiếu - bởi thế nó đã mở ra một trang sử mới của nghệ thuật âm nhạc. 

(Theo nhaccodien)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN sống mãi cùng thời gian
Âm Nhạc Thời Phục Hưng
Hương Giang - gương mặt nghệ sĩ trẻ
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích: Kỷ lục gia giải thưởng âm nhạc thiếu nhi
Ca sỹ Ái Vân: ?20 năm da diết với quê nhà’
Âm vang những giai điệu Nga
Nhạc sĩ Huy Thục: Vẫn chưa trả hết nợ đời
Nửa thế kỷ "Tình ca Tây Bắc"
Ca sĩ Chế Linh sẽ hát "Chào xuân 2008’ ở quê nhà
Đi tìm bài hát Nga Xôviết
 
 
 
Thư viện hình