Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 16:22 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1697268
Tin tức > Phỏng vấn - Trao đổi - Bình văn > Xem nội dung bản tin
NGƯT Vũ Thế Khôi: Không có đạo thầy trò thì đừng nói đến giáo dục
[29.10.2009 22:42]
Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi.
Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi.


Như Bình


Tôi không tán thành quan điểm cho rằng trong thời đại ngày nay đạo thầy trò đang ngày một mất đi. Đạo thầy trò tất nhiên nảy sinh trên quan hệ thầy trò nhưng đạo thầy trò được chỉ dẫn, hướng dẫn bởi đạo lý, mà đạo lý đó gắn liền với đạo lý truyền thống của dân tộc mình, được thể hiện trong những câu ca dao rất bình thường, trong những câu nói rất bình thường: "Không thầy đố mày làm nên".


Đó là ngày xưa, còn trong xã hội hiện đại, ta phải lí giải vì sao đạo thầy trò không còn tính thiêng liêng. Trước thực trạng này, người ta thường đổ cho quy luật xã hội, đổ cho học trò, thậm chí đổ cho thầy nữa. Tất nhiên trong vấn đề này cũng có trách nhiệm của thầy. Tôi nghĩ, người thầy mà không giữ được tư cách của người thầy thì không đáng để cho học trò tôn trọng. Nhưng cũng phải nghĩ tại sao ông thầy đó, ngoại trừ những người có cái tâm không trong sáng thì tại sao đội ngũ thầy cô giáo bây giờ lại nhiều người không giữ được tư cách như vậy. Cái đó phải suy nghĩ.

Nói như thế này, có thể động chạm tới nhiều người, nhưng theo tôi từ xưa tới nay quan niệm một đất nước có kỉ cương kể cả đạo thầy trò thì kỉ cương đó phải từ trên xuống dưới, không có cái kỉ cương lộn ngược từ dưới lên trên. Nếu mà ở những cấp cao nhất không tôn trọng những ông thầy bằng những hành động cụ thể, mà chỉ bằng lời nói thôi, không đảm bảo cho người thầy được cuộc sống, thì họ phải bươn chải, họ phải tìm cách để sống. Bởi vì với đồng lương giáo viên như hiện nay ông thầy có đủ nuôi sống bản thân không, chưa nói đến nuôi vợ, nuôi con và giải quyết các mối quan hệ khác. Riêng cái chuyện ông thầy phải nghĩ cách kiếm tiền thêm bằng nghề của mình đã khiến cho trăm con mắt của xã hội, của phụ huynh học sinh về tầm vóc của người thầy đã bị hạ thấp xuống rồi. Tôi chưa nói cách đối xử của các cấp trên đối với người thầy, đặc biệt là trong những chuyện mà bảo đảm quyền lợi cho người thầy.

Cho nên ở đây, tôi nghĩ rằng Nhà nước cần phải có đường lối chính sách biện pháp thực sự được thực hiện, chứ không phải chỉ dừng ở những câu hô hào, cái đó thì không làm sao thiết kế được một quan hệ thầy trò cho đúng. Đương nhiên, tôi xin nhắc lại, người thầy dù trong hoàn cảnh nào nếu là người thầy chân chính cũng phải cố giữ cho được cái tư cách của mình. Cha ông ta đã dạy: Giấy rách phải giữ lấy lề". Nếu tự anh tha hóa rồi thì anh không thể  kêu gọi người khác tôn trọng mình, điều đó phi lý lắm. Sự tôn trọng lúc nào cũng cần phải bắt nguồn từ mình tôn trọng mình sau đó mới mong người khác tôn trọng được. Người thầy mà chưa hết lòng với học trò thì không thể mong học trò tôn trọng mình. Tôi nghĩ rằng khi người thầy hết lòng vì học trò thì học trò không bao giờ quên thầy. Chứ thầy chưa hết lòng vì trò mà lại đòi hỏi trò phải hết lòng vì mình là điều phi lý.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, đạo thầy trò ở thời nào cũng cần chứ không phải không cần. Và tôi xin nói thật, nếu  không có đạo thầy trò thì đừng nói đến giáo dục. Quan hệ thầy trò ở bất cứ nước nào mà cái quan hệ đó đúng đắn thì sẽ tạo dựng cơ sở để hình thành đạo thầy trò. Tất nhiên đạo thầy trò đó có đặc thù của từng nước. Ví dụ tôi vừa ở Nga về, những người Nga mà tôi gặp, bằng tuổi chúng tôi và những người trẻ hơn nữa họ vẫn kính trọng những người thầy thực sự có tấm lòng, có chuyên môn giỏi. Giữ được đạo đức của ông thầy, đó cũng là đạo thầy trò, nó đâu có phải là cái gì riêng biệt của Việt Nam, bản sắc riêng của Việt Nam, đâu phải ở Việt Nam mới có đạo thầy trò. Như vậy muốn xây dựng đạo thầy trò cần có quan hệ cho đúng đắn. Quan hệ đúng đắn đó là do lãnh đạo có những đường lối, chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng chứ không thể xây dựng bằng khẩu hiệu.

Tôi làm trong ngành giáo dục 40 năm và đến nay vẫn tự hào có những người học trò cách đây 40 năm vẫn nhớ đến tôi, thậm chí ngày sinh nhật của tôi, có thể tôi quên nhưng các em vẫn nhớ, gửi điện, gửi mail, gửi thư chúc mừng. Tôi nghĩ rằng mình cũng đã làm được điều gì đó


N.B. (thực hiện)

(Theo cand.com.vn)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Choáng váng truyện sex trẻ em
Mệnh lệnh của tổ tiên - PGS-TS Trần Hữu Tá
Tưởng nhớ thầy Trần Quốc Nghệ - Người thầy siêu giỏi
Vì sao tôi dịch lại thơ Đường?
Phiên âm hay viết theo tiếng Anh?
Khoảng trống của văn học Việt Nam trên văn đàn Nga
Nỗi xấu hổ của dịch giả Ruồi Trâu
Cụ Vũ Đình Hoè, cựu Bộ trưởng tư pháp kể chuyện về luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại phiên toà xét xử ông cố vấn Vĩnh Thuỵ
Người viết trẻ có còn mơ vào Hội Nhà văn?
Kết nạp hội viên Hội Nhà văn - chuyện dài kỳ
 
 
 
Thư viện hình