Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 17:54 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1697313
Tin tức > Trang Thơ trong nước > Xem nội dung bản tin
Những tháng năm ở rừng (P2)- tập thơ Nguyễn Anh Nông
[25.08.2009 20:37]
Xem hình


HOA CỎ TÍA

Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già


LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ Y PHƯƠNG

Là người miền núi, ai cũng biết loài cỏ mọc tùm lum trên các triền núi đá vôi? cái màu tía không lẫn với sắc lá, sắc cỏ - cái màu tía bền bỉ ấy có tự bao giờ?

Nếu không được đọc bài thơ HOA CỎ TÍA của Nguyễn Anh Nông - chắc là tôi không mảy may nhớ tới cái loài cỏ mà một thời gần gũi, thân quen và trìu mến của tuổi thơ tôi. Chính nó mang cái tên" Chắp - Pi - Đeng". Người Tày đã gọi như vậy. Nó bình thường như nhiều loài thảo mộc khác.

Chắp - Pi - Đeng thực ra nó là loài cỏ-loài cỏ không trực tiếp hút mầu từ đất- nó cứ bám vào rêu phong cổ kính, tự tình với rêu phong phủ dày trên các mỏm đá tai mèo sắc nhọn. Năm tháng cứ thế mà sinh con, đẻ cái. Cứ thế mà yêu nhau vững bền. Bởi nó là loài cỏ nhưng được trời phú cho sắc màu của hoa.

" Cỏ tía như là hoa tím pha…"

Lần đầu tiên ánh mắt gặp nó là CỎ TÍA, nhưng nhờ nhạy cảm nghệ thuật, từ màu tía đã chuyển sang màu" Tím pha"- nó bớt cái phần chói gắt, khắc khổ- Thêm phần trẻ trung, nền nã, giờ chỉ còn cái màu " hoa tím pha" thanh thoát, lịch sự.

" Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua"

Đích thị" HOA CỎ TÍA" không còn là hoa nữa- không còn cái bản ngã thiên tạo. Hoa đã ý thức được cái đẹp thuần khiết vốn có. Hoa chính là người. Người con gái miền núi đang độ thì mơn mởn. Thân thể của nàng đang lan toả cái mùi hương đến là ngọt ngào, đến là dễ chịu. Tặng vật của thiên nhiên chỉ dành cho con người- Thứ tặng vật vô cùng quý báu và chỉ vào cái thơì ấy, cái lúc ấy- cái phút giây thiêng liêng âm dương gặp gỡ để bàn giao cái kỳ công để tạo ra một thứ vũ trụ mới ra đời. Bởi vậy không bâng khuâng sao được, không nôn nao, bồn chồn sao được? Nó giống như cái kíp mìn, chỉ cần chạm khẽ là nổ tung lên cho hả; ấy vậy mà:

" Bướm ong mê mải phương trời lạ" thì đáng trách quá! Cái thứ bướm ong vô tâm, vô tính- cái thứ bướm ong có mắt như mù, có tai như điếc, có cái mũi bị" viêm xoang" mãn tính. Em- hoa- cỏ- tía đây- Ngay dưới đôi cánh mỏng của các chàng đây- chẳng lẽ em còn phải cất tiếng chaò mời? Chẳng lẽ em táo tợn bước qua khuôn phép, cái khuôn phép bền chặt, muốn mà không nói được, thích mà không được làm- cái khuôn phép không hình thù, không màu sắc, cứ thế trơ ra giữa trời cao đất dày, mãi mãi không hoen rỉ, không hao mòn, không nhàu nát. Biết vậy nên: " Hoa tím mơn man mặt đá già". Bài thơ đóng lại bằng niềm hạnh phúc giả tạo. Niềm hạnh phúc đích thực thì đã tuột khỏi tầm tay, đau xót cho mình biết bao nhiêu- ý tưởng nhân văn bật lên từ đấy- niềm an ủi lớn lao chính là sự đền bù của" Mặt đá già"- cái " Mặt đá già "mơn man hay" hoa tím" mơn man đều được cả- cái sự mơn man cần thiết cứ xảy ra thường nhật. Sự "mơn man" chứa đựng cái nghĩa chuẩn lấp cái tình- cái lý vượt trội cái cảm. Nguồn năng lượng trực tiếp đưa đến không truyền qua các công đoạn thông thường.

Hiện tượng hoa cỏ tía vượt mãi lên khuôn phép truyền đời, kiếp kiếp?

Bài thơ chỉ có bốn câu, các "nhân vật đưa lên sàn diễn" chỉ có" Hoa cỏ tía" và "Mặt đá già" thoảng có tiếng vù vù những đôi cánh mỏng của ong bướm, xa vời, mờ nhạt, vô định.

Cỏ tía như là hoa tím pha
Bâng khuâng hoa đợi bướm ong qua
Bướm ong mê mải phương trời lạ
Hoa tím mơn man mặt đá già.

HOA CỎ TÍA là một bài thơ hay của Nguyễn Anh Nông- một tác giả trẻ, là cây bút mặc áo lính với lực viết đang độ sung sức và hứa hẹn nhiều triển vọng./.

Y Phương




Bài 16:

KHÚC TƯỞNG NIỆM BÊN DÒNG SUỐI

I

Bạn nằm lại khoảng rừng sương khói phủ
Nắm xương tàn đồng đội gói mang về
Tôi kịp đến chiều nghĩ trang đón bạn
Nén hương trầm nghi ngút, vân vi.
II

Tôi chợt nhớ đêm tuần tra biên giới
Mưa lai rai rét mướt nổi ra gà
Cơn sốt đến, bạn không rời cây súng
Lũ giặc còn lẩn khuất ở gần, xa
Tiếng nai giác? Ánh lân tinh gỗ mục?
Mùi thuốc thơm hay bâng khuâng hương hoa?
Giữa tịch mịch đâu là thù là bạn?
Đêm âm u rừng núi mưa nhợt nhoà.

Cái đêm ấy trăng sao đào ngũ hết
Lửa bập bùng mà buốt nhói tim tôi
Đồng đội thức quây quần trong hang lạnh
Cánh dơi hoang nhập nhoạng rợn ghê người
Bạn thoi thóp đôi mắt đờ đẫn quá
"Viên thuốc nhường những đứa ốm sau thôi"

Rồi bạn khoẻ, nhưng da thì mãi mãi
Đôi môi chì, thưa tóc với vàng răng
Bạn đi đứng thân hình vẹo cọ
(Như hình nhân di động đuổi xua chim)

Bạn nhìn tôi đôi mắt lim dim:
"-Tớ đã xin đơn vị về cưới vợ..."
Tôi nhìn bạn bồn chồn, bỡ ngỡ
Tin bạn mình mai mốt sẽ lên ngôi.

III

Bàng hoàng... tiếng thét nổ ven đồi
Mìn giặc gài khuất chìm trong cỏ
Buổi đi phép - bạn về cưới vợ
Thành ngày tang -
trời sậm sịch
- mưa buồn.

IV
Đồng đội tôi đứa mất, đứa còn
Có đứa trở thành kỹ sư, bác sỹ
Có đứa trở thành lái xe, người thợ
Có đứa hiền lành chất phác- Bác nông dân...
Đời bạn tôi dừng lại tuổi thanh xuân
"Nơi Tổ quốc cần bạn tôi có mặt"
Dẫu đồng đội có người quay quắt...
Bạn tôi như mạch suối nhỏ trong lành.

Bạn tôi như mạch suối nhỏ trong lành
Cứ rì rầm, ngọt mát, long lanh.

V

Có một chiều tôi đứng bên bờ suối
Vục bàn tay... xao xuyến, tần ngần
Tôi vuốt mặt mùi hương gì lạ lắm
Kẽ tay còn vương vít cánh hoa xuân
Suối róc rách, thì thầm, thủ thỉ
Tôi hoà theo một giai điệu trong ngần
Cái giai điệu trẻ trung, bốc lửa
Say con tim và giậm giật đôi chân
Ôi, đôi mắt khi nhìn vào đôi mắt
Ta gặp ta: lữ khách phong trần?
Ta gặp bạn: cỏ hoa thơm ngát?
Ta găp em: đôi gót nhỏ thiên thần
Suối róc rách thì thầm, như thể:
Thuở bọn mình còn phơi phới thanh tân.

Cao Bằng, 1984
Thái Bình, 24-8-1993

Bài 17:

LẠC THUỶ


(Tặng Tuấn Anh)

I

Tôi tới đây này, Lạc Thuỷ ơi!
Sông Bôi (*) vang tiếng trẻ reo cười
Kìa hang Trinh Nữ (*) cô sơn nữ
Dăm gã trai khờ men tới nơi
Bòng Bong (*) cây đứng như ai đứng
Chi Nê (*) thì thầm em với tôi
Ông lão đánh cờ không lạc nước
Chòm râu phơ phất áng mây trời
Bà lão lưng còng tay bới gió
Lá vàng tứ phía cứ rơi rơi
Đôi bò khua vó con đường đá
Mặt trời
          đi
             đủng đỉnh
                như người.

II

Đầm Đa (*) lau trắng như tơ trắng
Hoa vải Thanh Hà (*) hong nắng mai
Hương chè ai hái thơm lên tóc
Cầu Cả (*) bao chàng
             ríu
               bước
                    say.

III

Đồng Nội (*) người xưa thương mến ơi!
Ù…u… vỏ ốc rúc liên hồi
Nhớ em một sớm tôi tìm lại
Lối cũ bơ phờ... ai lẻ đôi!

Các địa danh ở Lạc Thuỷ, Hoà Bình.



LẠC THUỶ - TÊN GỌI M?T BÀI THƠ

Lạc Thuỷ, một địa danh, qua cảm xúc thẩm mỹ của cây bút Nguyễn Anh Nông, trở thành tên gọi một bài thơ, một tên gọi rất đặc trưng cho nhà thơ nhiều hào hển, lắm thảng thốt, trong lành và ngơ ngác, hồn nhiên và trải nghiệm này.

Cái tên riêng mà thành thơ, lại ở mật độ cao, đồng thời lại là địa danh anh chưa một lần đặt chân tới, thế mà anh làm nên bài thơ hay.Tại sao thế! Cái gì đây?

 Anh đã làm cho quan niệm “tên riêng và con số là hai điều tối kỵ trong thơ, nhất là thơ trữ tình”, trở thành không đúng nữa, ít ra là bài này là một hy hữu, việc bài thơ của anh trở thành ngoại lệ với một tiền lệ phổ biến đưa ra những ý kiến lý thú và ngạc nhiên và nghĩ ngợi .

Vậy Nguyễn Anh Nông thoát hiểm bằng cách nào. Thế mà anh cũng nhiều võ: bài bản và mảng miếng ra trò đấy. Thứ nhất anh biến địa danh thành tên gọi nhân vật trữ tình:

Tôi đến đây này Lạc Thuỷ ơi !

Anh dõng dạc, anh đàng hoàng tuyên bố cuộc viếng thăm người đẹp tưởng tượng, gọi tên một huyện như gọi tên người yêu.Từ “ơi” sao mà tha thiết, nồng thắm thế, nó vang trong tâm tưởng ít nhất là hai đối tượng, nhiều nhất không biết là bao nhiêu. Biến thiên nhiên thành đối tượng, xưa nay là thủ pháp quen thuộc, nhưng biến địa danh thành khách thể trữ tình thì chưa nhiều, với Anh Nông lại thành công. Điều kỳ lạ hơn là anh dùng thủ pháp này có ý thức bởi một số lượng khá lớn và cùng một thủ pháp mà anh biến hoá “màu sắc trữ tình”.

Với hang Trinh Nữ thì :

Kìa hang Trinh Nữ, cô Sơn nữ
Dăm gã trai khờ men tới nơi.

Với dốc Bòng Bong thì:

Bòng Bong, cây đứng như ai đứng

Với thị trấn Chi Nê thì :

Chi Nê thì thầm em với tôi.

Ở cái hang thắng cảnh thì chàng ví von, lại thổi vào sự đam mê, ví von nhân tình và khơi gợi đam mê khác giới.

Ở cái dốc thì chàng đặt câu hỏi mơ màng “ai” đứng, “ai” vừa dùng để hỏi, vừa dùng để tả.

Ở thị trấn thì chàng đã thân mật thì thầm, rì rào. Đặc biệt với di tích ngàn, vạn năm thì:

Đồng Nội, người xưa thương mến ơi!

Thương mến ơi! Yêu mến à! Quý nhớ nữa! Anh gọi ai đấy, con người ư, không, thiên nhiên đấy. Đến đây, chợt thấy niềm hoà đồng với tự nhiên của Nguyễn Anh Nông, thật là sâu xa, thật là gắn bó. Các địa danh anh đưa vào thơ vừa là tên riêng, lại là hình dung từ rất lạ, rất mới : Bòng Bong, Trinh Nữ, Đồng Nội ..., mới lạ đến mức thân quen, hay đúng hơn là vừa quen vừa lạ. Chính điều này đem hấp dẫn cho thơ.

Sau khi đã chuyển hoá thiên nhiên thành con người, tác giả còn đi bước nữa, đó là cá thể hoá cái con người thiên nhiên đó:

Ông lão đánh cờ không lạc nước
Chòm râu phơ phấp áng mây trời
Bà lão lưng còng tay bới gió
Lá vàng tứ phía cứ rơi rơi.

Ông lão, bà lão – hay là dáng núi, hình non mang dáng hình ông lão, bà lão. Núi hình người, non bóng người mà đó là người thì núi cũng có thể đánh cờ không lạc nước và lưng còng bởi gió và lắng nghe .

Đôi bò khua vó con đường đá

Và ngắm nhìn:

Mặt trời đi đủng đỉnh như người

Hai câu thơ tung ra như hai nét vẽ cẩn thận và phóng túng.

Đôi bò - khua vó - con đường đá, hay con đường đá - khua vó - đôi bò, chỉ một thủ pháp hoán vị cộng với thủ pháp biến trạng ngữ thành tân ngữ tạo cho câu thơ sắc lẹm đến óng ánh thuỷ tinh.

Đôi bò khua vó con đường đá.

Ý vừa xa lại vừa gần, vừa cũ lại vừa mới, còn nữa tạo nên sự đanh gọn, khúc triết.

Thủ pháp “hoán vị” lại là thủ pháp có ý thức nữa:

Đầm Đa, lau trắng như tơ trắng
Hoa vải Thanh Hà hong nắng mai.

Hai từ Đầm Đa, đưa lên đứng một mình trong câu, vừa tưng bừng, kệ nó, mặc nó xoay xở lấy ý chí của nó thế mà nó xoay xở được! “ Lau trắng như tơ trắng”.

Trở lại câu thơ: Mặt trời đi đủng đỉnh như người.

Mặt trời không quay, không lên xuống, mà đi, còn đi đửng đỉnh nữa. Có núi cao mây thấp mới nhìn ra mặt trời như thế, có “bình yên” mới có thì giờ nhìn nó đủng đỉnh, thì rừng và suối chả bình yên mãi sao. Hoá ra câu thơ rất “miền núi”. Vì quả vậy, mặt trời đi đủng đỉnh thì là mặt trời trong màn sương rồi. Nó lại như người nữa, con người nơi bình yên, thanh thản nơi vùng cao mà.

Một phát hiện nữa là mối quan hệ giữa sự sáng tạo và thực tế sáng tác. Cụ thể là “Lạc Thuỷ” là nơi tác giả chưa hề đến mà có một bài thơ hay. Trong khi chúng tôi, những người viết, đến đó ở hàng tháng lại không viết nổi như thế. Và thế là vấn đề thực tế lại không có vai trò gì chăng? Tôi chợt nhớ tới đến ý trong lời một học giả: Nếu ở gần quá anh sẽ chẳng nhìn thấy gì, nhìn rõ nhất là qua một khoảng cách thích hợp. Hoá ra là thế: Nhìn gần quá bằng nhiều lý do anh lẫn lộn cái lớn, cái nhỏ, cái chính yếu và cái thứ yếu, cái bên ngoài và cái bên trong, nhìn xa hơn anh sẽ chữa được sai sót cảm tính đó, tức là đã đủ xa để bình tĩnh sàng lọc các chi tiết, tái hiện các ấn tượng, nhìn rõ bản chất của vấn đề, các chi tiết- còn- nhớ là chi tiết đắt, các chi tiết quên là chi tiết rẻ. Vấn đề quan trọng hơn là xa cách làm ta nhìn tổng thể sự việc. Vậy, đúng thế, các chi tiết “ Lạc Thuỷ” thật độc đáo và sinh động.

Hoa vải Thanh Hà hong nắng mai
Hương chè ai hái thơm lên tóc.

“ Hoa” thì “ hong nắng”, “hương” thì “ thơm lên”, cả hoa và hương đều động đậy và chủ động.

Cái thực tế lùi xa mà tồn tại sâu lắng trong lòng tác giả. Chuyện gì đây, hoá ra chưa đến Lạc Thuỷ, tác giả đã có Lạc Thuỷ rồi, từ đời nảo, đời nào, từ ba bốn kiếp trước. Chả trách anh, nhà thơ Nguyễn Anh Nông cười mỉm, có chút gì ghen tuông với:

Dăm gã trai khờ men tới nơi

Chàng thơ, càng cảm thông với sự tấp nập của người cùng giới
 
Cầu cả, bao chàng ríu bước say

Hoá ra anh đã có duyên tình với Lạc Thuỷ từ lâu rồi:

Nhớ em, một sớm tôi tìm lại
Lối cũ bơ phờ ... ai lẻ đôi!

Mình cô đơn, còn đổ cho người khác lẻ đơn, hay người ta lẻ đôi là người mình đơn chiếc

Từ thực tế Nguyễn Anh Nông, có ý kiến cho rằng thực tế của thơ không phải là thực tế bên ngoài mà là thực tế trong lòng tác giả. Vậy đâu phải là anh không đi không có thực tế, vấn đề là thực tế nào, ở đâu tiếp cận nó, bằng phương thức nào.

Nguyễn Anh Nông có thể chưa đến Lạc Thuỷ nhưng thực tế miền núi đã thấm vào anh lâu rồi, thành ấn tượng rồi, thành tiềm thức rồi, nay chỉ cần nhắc đến: dốc Bòng Bong, thị trấn Chi Nê, Đầm Đa, hang Trinh Nữ là ấn tượng ấy được gọi tên và niềm cảm xúc thức dậy ca hát thành thơ và sự đặt hàng thơ anh chỉ còn là cái cớ khơi dậy dòng sông kỷ niệm .

Còn gì để nói về bài thơ “ Lạc Thuỷ” không nhỉ ? Còn vô số, còn các thủ pháp “ ve sầu thoát xác”, “mỹ nhân kế”, “đổi khách làm chủ”... nhất là “mượn xác hoàn hồn” và “ vô trung sinh hữu”.

Từ “trong cái không tạo ra cái có”, Nguyễn Anh Nông đã đối diện: không có chi tiết mà có, không có chí mà có, không có tình mà có. Anh chẳng tới đó mà anh đầy chi tiết, anh không cấu tứ mà thành tứ, không phải thơ tình mà hoá thơ tình.

Chi tiết của anh cứ tự thị, tự tôn, nối tiếp nhau mà chẳng liên quan gì. Không thấy chi tiết mà chỉ thấy cái thần thái của chi tiết, không thấy sự liên kết mà chỉ thấy sợi chỉ hồng xuyên suốt mong manh, có mà không đấy, cứ dây mơ rễ má mà vòng vèo quanh co, vớ vẩn mà có chủ ý. Các chi tiết rời rạc mà thần của nó gắn kết lại. Cái tứ ư: làm gì có, mà tồn tại hiện diện, lại sáng rõ cả bản tính, bản sắc nữa. Bài thơ ba đoạn, ngỡ vô tình mà hữu ý, đoạn nào cũng mở đầu bằng địa danh, bằng cảnh, các chi tiết thì phải chú thích, chú thích và chú thích, thế mà chan chứa nhân tình, chan chứa sự hoà hợp.

Thơ tình ư, viết về cảnh đấy chứ, mê đích thị bài thơ tình. Lấy tình yêu trang trí cho bài thơ thôi, thế mà thành sự trang hoàng có chủ đề. Anh như chàng trai trong bài thơ Lạc Thuỷ khờ khạo lắm, nôn nao lắm và bơ phờ lắm. Đa tình nữa chứ.

Từ không mà có, từ không đi mà tới, Nguyễn Anh Nông đã để lại một kinh nghiệm làm thơ cho bạn bè, cho độc giả, nhất là cho chính anh: nhà thơ Nguyễn Anh Nông ạ ./.

Nguyễn Tấn Việt

(Sở VH-TT Hoà Bình)
Hoà Bình, 9/2001




Bài 18.

LẶNG LẼ TRĂNG VÀNG


(Tặng Nguyễn Ngọc Dậu)

Lâu lâu mới được bữa đói
Người ngợm cứ mập ú ra
Ngày nào cũng xôm như hội
Đi đâu cũng rượu cũng trà...
*
Chẳng bù cái ngày: Biên giới
Xanh xao, vàng vọt-gầy nhom
Lủi thủi xó rừng, đến tội
Ngắm trăng, khát tiếng thì thòm...

Loanh quanh phố phường chật chội
Người như kiến cỏ, sao trời
Gặp lại bạn xưa, lặn lội
Tâm tình bỗng thấy chơi vơi,

Thương bạn, gác tay lên trán
Cứ thấy đời nó thế nào?
Lúc khổ, tâm hồn thanh thản
Sướng rồi, lòng cứ chênh chao.

Biết rằng: Mỗi người mỗi phận
Mà tôi vẫn thấy bâng khuâng?
Ôm bạn, ôm luôn tiếng ngáy
Bên hiên lặng lẽ trăng vàng.

Hà Nội, 2/4/2004




THE QUIET GOLDEN  MOON

(to Nguyen Ngoc Dau)

I haven't been hungry for a long time
Therefore I'm getting fatter and fatter
My everyday is as cheerful as a party
Everywhere I come, there's brandy and tea…

*

I remember the day we were at the border
All of us were pale, yellow and skinny
We seemed very pitiful living alone in the forest's corner
We looked at the moon, desired for the sound of whispering…


Now I live in a very crowded city
Oh god, people are as many as the ants
I try to look for and meet some old friends
Then my innermost feelings is lightened


Lying with my hand on my forehead, I feel sorry for my friend
And I feel there's something wrong in this life
We used to be peaceful in those difficult days
But now we are unhappy in these easy days


I know each of us has his own fate
But why I'm still puzzled?
Embracing my friend, I embrace his snore too
Outside, by the verandah, there's a quiet golden moon.


Hanoi, 02/04/2004
Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


Bài 18:

LÚC HOÀNG HÔN


Chiều bảng lảng ánh vàng buông xuống chợ
Cánh chim xanh bải hoải giữa đồng anh
Lúa mơn mởn ỡm ờ cô gái trẻ
Dòng sông thu hờ hững khách bộ hành.

Em cứ việc mong mưa và ước nắng
Để mình anh chạng vạng sắc hoàng hôn
Chính cái lúc ngày với đêm nhập nhọ
Thì, em ơi, tất bật những vui buồn.

Những buồn vui của một ngày sắp tắt
Khoảng trời cao xao xuyến những vì sao
Và, mặt đất sau vòm cây trầm mặc
Khúc hoan ca thương mến, ngọt ngào.

Thấp thoáng chim câu trên lầu líu ríu
Thoảng thốt chú ve kim ngọng nghịu
Ánh điện mầu ngúng nguẩy quán bia quen.

Đi bên em, thị trấn lúc lên đèn
Bao thắc thỏm lo âu đời kẻ khó
Thôi, cứ mặc: sướng khổ - sau sẽ rõ
Cười lên em. Leo lét cánh hoa vàng.

Hưng Hà, 1993



Bài 19:

LINH CẢM

I
Con nai trắng lồng lộn trong ngực anh
Em hẹn sao em chưa tới?

II
Con dế mèn kêu trong tai anh
Em hẹn sao em chưa tới?

III
Hương cỏ mật thơm trong mũi anh
Em hẹn sao em chưa tới?

IV
Ánh trăng rơi mờ mắt anh
Em hẹn sao em chưa tới?

V
Dòng điện chạy từ bàn chân lên đỉnh đầu
Linh cảm em tới?

VI
Nhoi nhói trong xương thịt anh
Hau háu đàn kiến đói.



THE PRESENTIMENT   

I
A white deer is struggling in my chest
You dated me why you don't come?
II
A house-criket is singing in my ears
You dated me why you haven't come yet?
III
The smell of honey grass is inside my nose
You dated me why now you don't come?
IV
The moonlight is shining down and makes my eyes blurred
You dated me why you haven't come yet?
V
An electricity current runs from my feet up to my head
I have the presentiment you will come?
VI
Then there's a herd of hungry ants
Makes my bones and my flesh feel stung

Translated by ( dịch bởi) Nguyen Thi Bich Nga

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga



Bài 20:

LOANH QUANH M?T KHÚC SÔNG BẰNG

(Nhớ Y Phương và các bạn vong niên ở Cao Bằng)

Có điều gì đau đáu Bằng Giang ơi!
Dòng sông quặn mình như người trở dạ
Vốc nước gói làm sao gói được?
Vòm tay lã chã ánh sao trời

Có điều gì nhồn nhột gót chân ơi?
Sỏi đá cựa mình, tỉnh giấc
Lau sậy phất phơ tóc bạc
Có điều gì bứt dứt chẳng được yên?

Có điều gì mây gió thẫn thờ em?
Nắng đẹp? mưa giông? điềm lành? điềm dữ
Lũ chuồn chuồn vầng trán ưu tư...

Chẳng chờ nổi trời xanh kia thấu đáo
Trời cũng lơ ngơ như cây cỏ thôi mà
Cỏ thực đấy mà như hư ảo
Lịch kịch Bằng Giang đá đẻ hoa.

Trời ơi trời, sao trời tít mù xa
Thôi, trách trời làm chi, trách mình chưa từng trải
Chợt nhớ, bỗng nhiên ta trẻ lại
Phăm phăm bước ngựa không loà.

Cao Bằng, 1991


GO AROUND ON BANG RIVERBANK

(to Y Phuong and my old friends in Cao Bang)


O dear Bang river! There's something very hurt in it!
The river is writhering like a woman is in a labor
How can I wrap my life with some water?
In my palms, the starlight is falling down drops by drops.


Why I feel tickled at the heels of my feet?
Pebbles and stones stir and wake up
The white hair of the reeds is quivering
Is there anything make them restless?


Is there anything make clouds and winds dazed?
A beautiful sunlight? Rains and storms? A good omen? A bad omen?
And the dragonflies with their worried foreheads…


I can't wait for the blue sky to understand
The god is still as dazed as the trees and the grass
Everything is real but it seems virtual
Then noisily in Bang river, stones give birth to flowers


Oh god and heaven, why art thy very far from me?
Come on, what do I blame the god for?
I should blame myself for not having experience
Suddenly I realize that, and I feel myself young again
And the horse on which I ride begins running very fast.


Cao Bang, 1991.
Thai Binh, 1992.

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


Bài 21:

MAI CHÂU

Mai Châu có chàng thi sĩ
RƯỢU NÚI (*)  rót tràn trăng tương tư
Bao cô gái đẹp thầm thương nhớ
Ấp cánh hoa ban ủ mối tình

(*) Rượu núi: tên một bài thơ của nhà thơ Lò Cao Nhum.

MAI CHAU

There's a poet in Mai Chau
He pours Ruou Nui (*) in which there's full of lovesick moonlight
Many beautiful girls love and miss him in silence
And they collect "ban" flowers to nurture their love

Ruou Nui (*) is a kind of brandy
Ruou Nui (*) is also the name of Lo Cao Nhum's poem
Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


B ài 22

M?T CON THUYỀN

Gốc gác người tỉnh Thanh
Quê ngoại đất Thái Bình
Vợ, trú ngụ Hà nội
Chồng, nghề nghiệp nhà binh.

Như con thuyền lênh đênh
Nay đây rồi nai đó
Bến bờ nào lặng gió
Thuyền tìm bến buông neo

Ba chốn đều thương yêu
Bốn nơi cùng lưu luyến
Bến này người đưa tiễn
Bờ kia ai đón chào

Suốt đời biển xôn xao
Thuyền chòng chành trên sóng...


A BOAT


He was born in Thanh province
His maternal hometown is in Thai Binh
His wife lives in Ha Noi
He, the husband, serves in the Army.


Like a floating boat
Today he's here, tomorrow he'll be there
If he can find a good place or a calm seashore
He will come, drop the anchor, and stay


All of people in three places love him
All of people in four places don't want him to go
At this boat station, who say farewell to him?
On that seashore, who say welcome to him?


The sea has been in a hubbub for its whole life
And he, a boat, keeps rolling on the waves for his whole life too…

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


Bài 23:

MỸ NHÂN

Giấu dải ngân hà trong vạt áo
Nàng đi thơ thẩn tựa làn mây
Trăng sao oà vỡ thành quách đổ
Gió gầy chuông nhạt ngẩn ngơ cây.

Plei Ku, 27.9.2004


A BEAUTIFUL GIRL

She hides the galaxy in her flaps
She walks aimlessly as if she were some clouds
She makes the moon and the stars burst out breaking
The castle and the walls collapse
The wind is thin, the bell is insipid, and the trees are stunned


Pleiku, 27.9.2004
Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


Bài 24:

MÂY XANH THÁC BẠC

Tung toả
    Chiều buông
          xoã tóc xanh
Cây cỏ man mác.Thác bên ghềnh
Thả hồn theo gió, mơ theo gió
Đâu dáng hình quen - em của anh?

Thiên nhiên tinh khiết hoang sơ quá
Mây núi đơn côi vắng bóng người
Giá như thêm có em nên nữa
Vạn vật cùng anh bớt lẻ loi.

Ước gì em ở bên anh nhỉ?
Tay nắm trong tay dạo khắp chiều
Cùng ngắm hoa rừng và có thể
Thầm thì môi nói những lời yêu.

Ước gì được ngắm em cười, khóc
Bên đá xanh rêu cát úa vàng?
Ước gì tóc được xoà trong tóc
Anh vén vầng mây - ngó bóng trăng?

Thạch An, Cao Bằng, 1989


Bài 26

MÙA XUÂN

Mùa xuân
Đứa trẻ dỗi hờn
Vân vê núm vú
Này con
Hãy cầm.

Mùa xuân
Chồi biếc tri âm
Hoa thơm nhức nhối
Tháng năm
Cỗi cằn.

Mùa xuân
Em nhỉ... mùa xuân
Sen tơ hồ lặng
Trong ngần
Tiếng chim.

Mùa xuân
Thầm thĩ trái tim
Lơ mơ lá đắng
Lim dim
Chúng mình.

Mùa xuân
Xiêm áo thùng thình
Bao cô gái dở
Tự tình ngọt chua.

Mùa xuân
Nhang khói trong chùa
Hương thơm mấy nẻo
Gió mưa
Sụt sùi.

Mùa xuân, mùa lộc, em ơi
Cầu cho khắp cả vòm trời
Mùa xuân !


Bài 27:

MIỀN TUYẾT BỎNG

I

Đêm nay
Tôi gối đầu
bông lau ngàn trăn trở
Ngoài kia
Con gà mơ thế giới ban mai
Nó tấu bản tình ca thời cổ lỗ
Nó đập cánh hoàng hôn
Nó ấp iu quả trứng mặt trời
Sóng hay gió
mịn màng hơi thở?

II

Mây hay em
khoác lên tôi chiếc khăn thương nhớ
Chiếc khăn mộng mị, bâng quơ
Ánh trăng hay bóng em lồng lộng?
Sông suối soi bóng em
hay em soi bóng núi -
róc rách một làn hương.
Con nai tác gọi bạn
gọi ánh trăng mơn man làn gió thơm
Tắc kè kêu mưa gọi nắng
Chim bìm bịp vừa bay vừa điểm nhịp thời gian
Con dúi gặm gốc lau
như chó nhai xương rau ráu
niềm khoái lạc tinh mơ
Tôi đốt thời gian - hòn than cháy hết mình
- em chập chờn hư ảo.

III

Đằng đẵng xa em
Cây nến - niềm tin le lói.
Thời gian - người hoạ sỹ
Vẽ lên rừng cây hương sắc
Tôi - chú linh dương cô đơn
khát
miền tuyết bỏng.


THE HOT SNOW REGION

I.

Tonight
I put my head
on thousands of restless reeds
Outside
a chicken dreams about the world of the dawn
It sings a love song of the ancient time
It flaps the wings of the sunset
It lovingly embraces the egg of the sun
The wave or the wind
has its tender breath?
II.
You or the clouds
put a loving and missing scarf on my shoulders?
A scarf is dreamy and vague.
The moonlight or your immense shadow?
You look at yourself in the face of the river
or the mountain looks at itself in your face?
- then the scent is spreading.
A deer calls his friend,
calls the moonlight to caress a fragrant wind
A gecko calls the rain, calls the sun
A boucal flies, counting the time
A bamboo rat gnaws a reed
with the sounds like a dog chews a bone
in the pleasure of the early morning
I burn the time – a coal is burned until the end –
and you are – flickered, illusory.
III.
You're very far from me
A candle – is a vague belief
The time – is an artist,
who is drawing the scent and the color over the forest
I am – a lonely gazelle,
who feel thirsty for
a hot snow region.

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


Bài 28:

NÀNG CÒNG GIÓ

Anh thầm bước lăn tăn
Theo dấu chân còng gió
Ơi cô nàng bé nhỏ
Trên cát em nhãy múa
Trái tim ai phập phồng.

Ơi cô nàng bé nhỏ
Em giơ còng dọa ai
Thoáng bóng anh xuất hiện
Em co chân chạy hoài

Ơ kìa, nàng biến mất
Em trốn chạy đâu rồi?
Đừng bỏ đi em nhé
Để anh thành lẻ loi

Đừng để anh thất vọng
Đừng để chiều cô đơn
Đừng để trời hoang vắng
Đừng để buồn hoàng hôn

Anh túm được em rồi
Bỗng sững sờ ngơ ngác
Khi bắt được niềm vui
Bóng hình em đã khác...

Đồ Sơn, 10.1998
(Bài đăng trong tuyển thơ 1975-2000, NXB Hội Nhà văn)


Bài 29

NÚI

(Tặng MVK và BMC)

Mỗi mình ngất ngưỡng núi non xanh
Mây trắng không bay lạc thị thành
Văn chương kẻ chợ ai mua bán
Cơm áo bỡn người, kệ, coi kinh!
- Ừ, ta tỷ phú mây và gió
Tháng ngày thuyền mộng cứ lênh đênh
Trăng trời ru rú nơi xa vợi
Vẫn tỏ một người - con mắt xanh? (*)

(*) Câu thơ cuối này, ban đầu là "Đếch một ai người con mắt xanh (K.D.H)


THE MOUNTAIN

(to MVK and BMC)

I live on the mountain by myself
The white clouds don't fly and lose their way in the city
No matter who buys or sells literature in the market
I don't care when rice and clothes tease poor me!

-Oh yeah, I'm a billionaire of clouds and winds
Days by days, my life – a dreamy boat – keeps floating
Though the moon is up high in the sky
It still shines down into a person – with blue eyes? (*)

(*) At the beginning, the last sentence was "There's not a damn person who has blue eyes (K.D.H)
Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga


Bài 30:

NÚI, BẠN NGỒI

(Tặng nhà thơ Lò Cao Nhum)

I

Bạn ngồi-
     như núi
Mặt trời
lăn
qua
suối
lăn
qua
buồn
vui
Bì bõm sóng.

II

Bạn ngồi-
      như núi
Vợ con
thầm thĩ
bên tai
Rượu núi có hồn
Sàn trăng có mắt
Vía hồn ẩn trong sóng sánh men say.

III

Bạn ngồi-
  như núi
rít
thuốc lào
bay bay mây trắng.

IV

Bạn ngồi như núi
Hi hóp ngọn đèn
Hi hóp cây bút
Hi hóp câu văn.


LIKE A MOUNTAIN, HE SITS

(to the poet Lo Cao Nhum)

I.

He sits –

like a mountain

The sun

rolls

over

the stream,

rolls

over

the sorrow

the happiness.

The waves sound splashing.

II.

He sits –

like a mountain

His wife and his children

whisper

to his ears

the brandy of the mountain has the soul

the floor of the moon has the eyes

and the spirit is hiding shakingly in the wine's yeast

III.

He sits –

like a mountain

puffing deeply at

rustic tobacco

the white clouds are floating.

IV.

He sits –

like a mountain

saves up the lights

saves up the pens

saves up the sentences.

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga

Còn nữa)

(Theo Những tháng năm ở rừng -NXB QĐND 2005)
Tin liên quan:
Nguyễn Anh Nông – những thỏa thuận từ sự đọc(*) (02.06.2013 19:56)
Hỏa Diệu Thúy: Trường ca của Nguyễn Anh Nông (30.10.2012 02:39)
Kim Diệu Hương bình về “Hạt thóc” của Lê Duy Phương (25.11.2011 01:24)
Trường ca Gửi Bill Gates và trời xanh - Khúc VIII và IX- Nguyễn Anh Nông (22.06.2011 23:22)
Trường ca “gửi Bill Gates và trời xanh” một thông điệp khẩn thiết- Nhà thơ Nguyễn Bao (08.06.2011 00:59)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Trường ca Đất nước hình tia chớp (Ch 7+10) - Trần Mạnh Hảo
Bốn bài thơ bất tử về hoa mai
Đi tìm bài thơ Vòng trắng của Phạm Tiến Duật
Chùm thơ Nguyễn Sĩ Đại
Chùm thơ Nguyễn Văn Hòa - Phú Yên
Đọc “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu
Thơ viếng Ai-ma-top
Về bài thơ Hai nửa vầng trăng
100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20
Ảo ảnh
 
 
 
Thư viện hình