Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:41 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1697205
Tin tức > Âm nhạc > Xem nội dung bản tin
Hương Giang - gương mặt nghệ sĩ trẻ
[03.06.2006 04:25]
Xem hình
Hương Giang biểu diễn tại Nhà thờ Cứu thế Matxcơva
Trương Thị Như Quỳnh
Trong số hơn 100 thí sinh đến từ nhiều nước trên thế giới tham gia cuộc thi âm nhạc quốc tế lần thứ hai dành cho các loại đàn dân tộc nhiều dây, do giáo hội Nga đứng ra tài trợ, có duy nhất một người đến từ Châu Á; đó là thí sinh Cao Thị Hương Giang, mang quốc tịch Việt Nam.

Cuộc thi được tổ chức tại Matxcơva từ ngày 21/3 đến ngày 24/3/2004. Thí sinh Hương Giang đã lọt qua vòng thi thứ nhất vào vòng hai và đoạt giải nhì dành cho cây đàn Tam Thập Lục (Cimballom).
Hương Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Ông bà ngoại, bố mẹ Hương Giang và Hương Giang đều tốt nghiệp tại Nhạc Viện Hà Nội. Ông ngoại của Hương Giang, nhạc sĩ Trịnh Thân, là hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, nguyên trưởng đoàn ca múa Hà Bắc, kiêm sáng tác, chỉ huy dàn nhạc và chơi Violin. Bà ngoại Trần Thị Kim Hiếu, tốt nghiệp khoa thanh nhạc, công tác tại Đoàn văn công Tổng cục chính trị, sau đó về công tác tại đoàn ca múa Hà Bắc.
Bố Hương Giang, Cao Xuân Hiền, tốt nghiệp khoa kèn Trompest Nhạc viện Hà Nội và hiện đang công tác tại Huế. Mẹ Hương Giang, chị Trịnh Thị Thanh Hiền, tốt nghiệp trung cấp Nhạc viện Hà Nội đàn Tam thập lục, về dạy ở Nhạc viện Huế 7 năm. Năm 1983 chị ra Bắc, tiếp tục học Đại học tại Nhạc viện Hà Nội. Sau một năm, do thành tích học tập xuất sắc, chị được cử sang học tại Viện âm nhạc Minsk, Belarus, quê hương của cây đàn Cimballom. Bà Podoinishina Rima Vladimirovna là giáo viên giảng dạy trực tiếp của chị. Với kỳ thi tốt nghiệp rất xuất sắc, chị Thanh Hiền đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc cách cấp bằng Thạc sĩ âm nhạc.
Hương Giang từ 6 tuổi đã được ông bà dạy đàn, 9 tuổi được bố mẹ dẫn đi thi vào Nhạc viện Hà Nội. Mặc dù mẹ muốn Giang học Violin, còn bố muốn em học sáo tây, nhưng em khăng khăng chỉ học Tam Thập Lục. Cuối cùng thì bố mẹ cũng phải nhân nhượng.
Từ nhỏ, Giang đã là một cô bé rất cá tính và độc lập. Em sống trong ký túc xá của Nhạc viện từ năm 9 tuổi đến tận khi tốt nghiệp đại học.Tuy xa bố mẹ từ bé (bố làm việc tại Huế, mẹ du học ở Belarus) nhưng Giang rất tự giác và chuyên cần từ nhỏ. Các kỳ nghỉ em thường về nhà ông bà ngoại. Ông bà ngoại là những người gần như đã thay bố mẹ dạy dỗ và ảnh hưởng trực tiếp đến em. Hương Giang luôn là học sinh xuất sắc của Nhạc viện Hà Nội, trong tất cả các năm học.
Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội hệ Đại học năm 2002, Hương Giang sang Belarus học tiếp hệ thạc sĩ âm nhạc tại Nhạc viện Minsk. Bà Podoinishina Rima Vladimirovna, cô giáo của chị Trịnh Thị Thanh Hiền trước kia, giờ lại trực tiếp dạy Hương Giang. Học sinh của bà năm nào cũng có người tham dự vào các cuộc thi quốc tế. Tham gia thi cùng Hương Giang, giải nhất thuộc về một thí sinh người Belarus, cũng là học sinh của bà Podoinishina Rima Vladimirovna. Hương Giang đã đạt điểm 45/50, sát nút với thí sinh đạt giải nhất 1 điểm. Đặc biệt khi Hương Giang chơi bài Karabelniki, một điệu nhẩy dân gian Nga, chị đã thực sự hoàn toàn chinh phục được ban giám khảo.
Trong buổi trình diễn của các thí sinh đoạt giải tại Khram Spasitel, thí sinh Việt Nam, Cao Thị Hương Giang duyên dáng trong tà áo dài đã thu hút được người xem qua bản nhạc Thu sang của nhạc sĩ Xuân Khải.
Hiện Hương Giang đang sống tại Matxcơva và dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc cho những thiếu nhi có năng khiếu của cộng đồng người Việt. Chúc cho Hương Giang sẽ đạt đựợc thành tích cao hơn nữa và sẽ là một trong những người góp phần phát triển và đưa dòng nhạc dân tộc Việt Nam hòa nhập với thế giới.
T.T.N.Q
Châu Hồng Thuỷ (Theo Tạp chí Đoàn Kết số 2/2005)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN sống mãi cùng thời gian
Âm Nhạc Thời Phục Hưng
Trường Phái Âm Nhạc Cổ Điển Vienna
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích: Kỷ lục gia giải thưởng âm nhạc thiếu nhi
Ca sỹ Ái Vân: ?20 năm da diết với quê nhà’
Âm vang những giai điệu Nga
Nhạc sĩ Huy Thục: Vẫn chưa trả hết nợ đời
Nửa thế kỷ "Tình ca Tây Bắc"
Ca sĩ Chế Linh sẽ hát "Chào xuân 2008’ ở quê nhà
Đi tìm bài hát Nga Xôviết
 
 
 
Thư viện hình