Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ sáu,
31.03.2023 08:58 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1669883
Tin tức > Trang Văn người Việt ở các nước khác > Xem nội dung bản tin
TS Thái Kim Lan và tủ sách Tuyển tập văn học Đức - Việt
[18.09.2007 23:05]
GS TS Thái Kim Lan
GS TS Thái Kim Lan
Tiến sĩ Thái Kim Lan từ Đức về VN nhận giải thưởng Đào Tấn năm 2005. Bà cho biết đang thực hiện tủ sách Tuyển tập văn học Đức - Việt: tuyển dịch những tác phẩm nổi tiếng về văn học và tư tưởng của Việt sang tiếng Đức và ngược lại.
GS.TS Thái Kim Lan là một người con của xứ Huế, sang Đức từ 1965, dạy triết học tại Đại học tổng hợp Ludwig - Maximilian, thành phố Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bà là chủ tịch Trung tâm Giao lưu Đức - châu Á và là phó chủ tịch Hội Thân hữu Phật tử châu Âu.
* Ý tưởng về chương trình phổ biến tác phẩm Việt - Đức theo hai chiều chuyển ngữ như thế bắt đầu từ đâu?

- Bắt đầu từ năm 1998, khi tiến sĩ Walter Buhme sang VN thực hiện một số công trình hỗ trợ văn hóa ở Huế. Ông có một quĩ hỗ trợ văn hóa là W. P. Schmitz Stiftung.

Chúng tôi bàn nhau về chương trình này với mục tiêu: giới thiệu văn học và tư tưởng của châu Âu qua VN và ngược lại. Giới thiệu có phê bình, chứ không phải chỉ đơn thuần đưa tác phẩm sang bằng cách chuyển ngữ suông.

* Đã có bao nhiêu sách được dịch theo chương trình này?

- Thật ra thì thời gian qua tôi quá bận nên không thực hiện nhanh chương trình này được. Các sách Đức dịch sang Việt thì có: Câu chuyện dòng sông và Huệ tím của Hermann Hesse, tập kịch Người hảo tâm thành Tứ Xuyên của Bertolt Brecht, Faust của Goethe và tập sách triết học của Kant: Phê phán lý tính thuần túy do Bùi Văn Nam Sơn dịch.

Trong khi đó, sách tiếng Việt được đưa vào chương trình này chỉ mới có quyển Khóa hư lục của Trần Thái Tông do chính tôi đang dịch.

Sắp tới chúng tôi sẽ in lại Truyện Kiều của Nguyễn Du có kèm bản chú giải. (Truyện Kiều từng được dịch sang tiếng Đức rồi, nhưng không có bản chú giải, người đọc sẽ không hiểu hết ý nghĩa).

* Theo bà nghĩ, người Đức sẽ hiểu Khóa hư lục của Trần Thái Tông như thế nào?
- Thật ra người Đức rất quan tâm đến VN, ở chỗ: VN có tư tưởng gì không? Tư tưởng như thế nào? Truyền thống văn hóa và tâm linh của VN ra sao? Cũng chính vì suy nghĩ cần phải giới thiệu tư tưởng VN nên tôi chọn Khóa hư lục.

Có thể tập sách này khi xuất bản sẽ kén người đọc, nhưng với Khóa hư lục, vừa giới thiệu được tư tưởng Phật giáo VN, vừa giới thiệu được tư tưởng VN qua cách diễn đạt của ngôn ngữ VN.

Còn văn học Đức thì đồ sộ, và văn chương vốn không biên giới, do đó tôi nghĩ người Việt ta hoàn toàn có thể tiếp cận vốn văn học Đức một cách tốt đẹp.

LAM ĐIỀN thực hiện

(Theo Tuổi trẻ Online)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Đỗ Quyên: Đẻ sách (25.01.2019 15:44)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
NHÀ VĂN NỮ LỆ HẰNG - VIỆT KIỀU ÚC: Viết rất là khổ cực!
VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Anh hoa phát tiết ra ngoài - Trần Thị Bông Giấy (Hoa Kỳ)
Mùa thu vàng
Vĩnh biệt Võ Thị Thu Trang
Quyên
Gặp các nhà văn Mỹ ở hải ngoại
Phạm Tiến Duật đây là một con đường
THĂM TRƯỜNG M. GORKI
Chuyện tình của cha tôi - họa sĩ Nguyễn Thiệu
 
 
 
Thư viện hình