Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ hai,
27.03.2023 01:36 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1668407
Tin tức > Trang Văn người Việt ở các nước khác > Xem nội dung bản tin
THĂM TRƯỜNG M. GORKI
[21.09.2008 21:26]


Thúy Toàn


Mùa hè vừa qua, trở lại Mátxcơva, lần đầu tiên tôi được làm quen với Trường đại học viết văn mang tên M. Gorki.


Bắt đầu từ ngôi nhà 9/11 phố Đôbrôlưubốp (nhà phê bình văn học, nhà chính luận Nga (1836-1861). Đây là nhà ở tập thể - từ người Việt ta thường dùng là “ốp” nói tắt của từ “obsegitie” – của sinh viên trường. Một tòa nhà nhiều tầng với các phòng ở có chung nhà vệ sinh, bếp nấu ăn công cộng của mỗi tầng, kiểu kiến trúc những năm 30 ở Liên Xô (cũ), hay na ná những nhà tập thể khu Kim Liên của ta. Anh chị em sinh viên ta cùng ở xen kẽ với sinh viên Nga và sinh viên nhiều nước khác. Vào nhà có thường trực kiểm tra giấy tờ. Hai thang máy cổ lỗ nhưng vẫn hoạt động. Từ “ốp” Xalút – nguyên là một “ốp”  của công nhân nhà máy – xế bên kia đường, sang đây không khí và quang cảnh khác hẳn. Đằng kia người ta đã nhượng lại cho một số anh chị em người Việt đứng ra thuê bao, biến thành một thương xá – các phòng ở biến thành hàng trăm cửa hàng – suốt ngày tấp nập, ầm ĩ. Còn ở “ốp” này vẫn như cái tên của nó là nơi ăn ở, tuy là tập thể lớn, nhưng không khí yên tĩnh khác hẳn. Tốp anh chị em Việt Nam đang theo học ở trường còn sáu người. Còn trước đây nhiều nhà văn ta cũng có dịp ăn ở tại “ốp” này khi theo mấy khóa học ngắn hạn, dài hạn, chẳng hạn như Trần Đăng Khoa, Đỗ Chu, Hữu Thỉnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn v.v… Và cuối cùng đi công tác theo lời mời của Hội Nhà văn Liên Xô (cũ), trước khi về gặp tình hình chính trị biến đổi, chờ đợi máy bay, nhà văn Tô Hoài cũng đã phải tá túc tại đây ít ngày. Cũng chính tại ngôi nhà này, bao thế hệ các nhà văn Nga, các nhà văn nhiều dân tộc Liên Xô (cũ), nhiều nhà văn các nước Đông Âu, Mông Cổ, Trung Quốc, Cu Ba v.v… cũng đã nối tiếp nhau ăn ở trong các căn phòng khiêm tốn kia; trong  số đó có không ít tên tuổi đã trở nên quen thuộc với đông đảo bạn đọc khắp thế giới: những K. Ximônốp, M. Aligê, M. Mikhancốp, K. Gamdatôp, V. Rôdốp, B. Agraepe, E. Dônmatôpxki, Iu. Bôndariep, V. Tendriacốp, Belốp, Xôlôukhin, K. Vansenkin...

Từ “ốp” của sinh viên, Châu Hồng Thủy, một trong những sinh viên Việt Nam theo học khoa dịch thuật, đưa tôi tới trụ sở trường đóng tại tòa biệt thự Gersen (nhà văn cách mạng dân chủ Nga ra đời tại đây năm 1812), số nhà 25, đường cây Tverskôi. Đến nơi đúng vào giờ tan học buổi sáng, Thủy đưa tôi đi cổng sau ghé vào nhà ăn của trường. Bước sang cơ chế thị trường, căn nhà gỗ này suýt nữa bị biến thành quán bar đón tiếp khách sang trọng. Ông hiệu trường, nhà văn Xéc-gây E-xin đã làm hết sức mình để giữ lại căn nhà cùng với toàn bộ khu biệt thự vốn được trường quản lý từ năm 1933. Tuy nhiên E-xin cũng phải tạm lùi một bước, ông đã bỏ ra một căn nhà phụ khác ở phía ngoài cổng liên doanh với một công ty nước ngoài để có tiền bổ sung cho ngân quỹ của trường. Trong điều kiện lương trả cho giảng viên quá thấp, học bổng cấp cho sinh viên quá ít, ông đã quyết định chi một bữa ăn trưa không mất tiền cho những ai làm việc và học tập. Hôm ấy vào nhà ăn, tôi được Thủy chỉ cho ông hiệu trưởng cũng đang xếp hàng để nhận khẩu phần.

 

Trong quan niệm của nhiều người, không thể đào tạo ra nhà văn, mà nhà văn là thiên bẩm tự nhiên mà hình thành. Khi ấy chính quyền Xô Viết đã nghĩ khác. Lực lượng sáng tác văn chương cũ đã mai một, cần phải có đội ngũ thay thế. Và thế là theo quyết định của nhà nước Xô Viết, ngày 17 tháng 9 năm 1932, trường đại học văn mang tên M. Gorki được thành lập và chính thức mở cửa vào ngày 1 tháng 12 năm 1933, tính đến nay đã tồn tại được 60 năm. Trong trường, người ta chủ yếu chú trọng các vấn đề của nghệ thuật văn chương. Các nhà văn tên tuổi bậc thầy nhừ P. Gladkốp, I. Xervixki, L. Leonôp, L. Xôbôlép, Vx. Ivanốp, V. Liđin v.v… hướng dẫn các simemar bộ môn văn xuôi, kịch, phê bình, thơ, dịch văn học. Có cả các khóa giảng lý thuyết viết văn, làm thơ, soạn kịch, làm quen  với nguyên lý nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, hội họa. Từ năm 1954, trường còn mở các lớp chuyên tu văn chương cho các nhà văn hội viên Hội nhà văn Liên Xô (cũ). Hàng năm, trường ra công trình khoa học lấy tên là Nhà văn và cuộc sống, loạt sách mỏng Các nhà văn nói về sáng tác, từ năm 1982, ra các tuyển văn. Mở đầu là tuyển thơ “Phố đường cây Tverskôi” gồm 20 năm sáng tác của sinh viên. Mỗi năm trường đều tổ chức thi tuyển học sinh mới và chỉ số hàng năm tổng cộng từ 500 đến 800 sinh viên, nghiên cứu sinh.

 

Chỉ được thoáng thấy ông hiệu trưởng hôm ấy ở nhà ăn, mãi trước hôm về nước, qua anh Marian Tkachôv, tôi mới được ông tiếp một buổi tại phòng làm việc. Trong những ngày ở Matxcơva, tôi đã được nghe nhiều người nói về ông hiệu trưởng – nhà văn Sergey Esin. Anh em sinh viên Việt Nam bảo ông nghiêm lắm, “hắc” lắm. Gặp ông và trò chuyện, tôi thấy nhà văn hiệu trưởng Sergey Esin là người rất dễ mến. Ông tiếp chúng tôi ngay tại phòng làm việc, không có nghi thức gì hết. Trên bàn kia hàng chồng hồ sơ. Ông đang đọc dở một bản thảo sáng tác của sinh viên? Bên cạnh là bản thảo của chính ông – mấy chương mới trong tập tiểu luận về nghề văn? Nhác để ý, tôi thấy chồng sách bốn tác phẩm của ông viết ra trong những năm cải tổ vừa được nhà xuất bản “Terra” in lại: các tiểu thuyết “Người mô phỏng”, “Kẻ chần chừ”, “Tên mật vụ”, “Chuyện rắc rối hay Ấn tượng mạnh của hai anh em sinh đôi”

 

Ngay từ truyện ngắn đầu tiên của mình “Dưới ánh sáng của ngọn đèn pha nhỏ” đăng trên tạp chí Tuổi trẻ, nhà văn Sergey Esin đã được nhiều người mến mộ. Các nhân vật của ông dễ nhớ, cốt truyện hàm xúc, dồn dập, khẩn trương. Khi tiểu thuyết “Người mô phỏng” của ông ra đời, lập tức đã gây được tiếng vang lớn.

 

Sau khi ông hiệu trưởng cũ của trường, nhà văn Evghênhi Xiđôrôp, lên làm bộ trưởng bộ văn hóa Nga, người ta đã bầu Sergey Esin lên thay. Ông bắt đầu nhận nhiệm vụ từ tháng 3 năm 1992. Cruyện hiệu trưởng Sergey Esin phải vất vả chèo chống thế nào để giữ được cơ ngơi nhà trường và từng bước phục hồi nề nếp cuộc sống của trường, kể ra phải tốn khá nhiều giấy mực. Chỉ có thể nói gọn: ông đã đưa tập thể nhà trường vượt qua được mọi thử thách của các biến động chính trị, của cơ chế thị trường, để hàng năm lại có thể tổ chức thi tuyển học viên mới với thể thức và đề thi hoàn toàn khác hẳn bài bản thi cử cũ, để có thể nghĩ đến cả việc tưởng như lạc lõng lúc này là xây dựng một phòng bảo tàng văn học Xô Viết -  phải văn học Xô Viết, bất chấp có những người ra tuyên ngôn phủ nhận, hay đọc điếu văn chôn chặt nền văn học ấy…

 

Sergey Esin thông báo cho tôi biết về kết quả học tập của tốp học viên Việt Nam theo học khoa dịch thuật, vui vẻ hỏi tình hình Việt Nam, tin tức các bạn bút Việt Nam. Cũng như nhiều người bạn Nga khác, ông mong quan hệ giữa giới văn học nghệ thuật của hai nước đừng đứt đoạn.

 

Chia tay ông hiệu trưởng, xuống tới sân, tôi lại gặp người quen cũ – giáo sư, nhà phê bình Xưrganôv, người dạy tôi ở trường đại học sư phạm Lê-nin mấy chục năm trước, nay đã chuyển về công tác tại trường viết văn Gorki này. Ông cũng đã từng sang thăm trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội, từng giảng dạy một số buổi tại đấy. Hiện tham gia giảng dạy ở trường còn có nhà thờ E. Đônmatôpxkhi, giáo sư N. Niculin, nhà văn dịch giả Marian Tkachov v.v… những người đã nhiều lần sang Việt Nam hàng mấy chục năm qua. Gặp lại nhau lần này hẹn sẽ còn gặp lại nhau nhiều lần, mãi mãi…


 


T.T.
(Theo Văn nghệ, số 81, 18/12/1993)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Đỗ Quyên: Đẻ sách (25.01.2019 15:44)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
NHÀ VĂN NỮ LỆ HẰNG - VIỆT KIỀU ÚC: Viết rất là khổ cực!
VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Anh hoa phát tiết ra ngoài - Trần Thị Bông Giấy (Hoa Kỳ)
Mùa thu vàng
Vĩnh biệt Võ Thị Thu Trang
Quyên
Gặp các nhà văn Mỹ ở hải ngoại
Phạm Tiến Duật đây là một con đường
TS Thái Kim Lan và tủ sách Tuyển tập văn học Đức - Việt
Chuyện tình của cha tôi - họa sĩ Nguyễn Thiệu
 
 
 
Thư viện hình