Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:02 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697197
Tin tức > Mỹ thuật > Xem nội dung bản tin
Từ phiên dịch tiếng Nga trở thành họa sỹ
[04.09.2007 20:52]
Xem hình
Tranh
Đào Hùng VOV

Dù không được đào tạo bài bản, nhưng tranh của nữ hoạ sĩ Nguyền Hồng Phi có thể sánh ngang với nhiều hoạ sĩ chuyên nghiệp. Bằng những rung cảm màu sắc và đường nét chị khắc hoạ cảnh vật và con người với mong muốn tỏ lộ tình cảm và chia sẻ, cảm thông với những số phận. Phó chủ tịch thường trực Hội mĩ thuật VN, hoạ sĩ Bằng Lâm đã nói ý như vậy tại lễ khai mạc triển lãm lần thứ hai tranh của nữ hoạ sĩ.


Bảy ngày trước khi khai mạc triển lãm (06-07-2007) nữ tác giả cho phép tôi tham quan xưởng vẽ nhỏ xinh dễ thương của mình và thưởng ngoạn những tác phẩm sẽ được trưng bày. Điều ngạc nhiên đầu tiên của tôi là, Nguyễn Hồng Phi nghề chính kiếm sống là phiên dịch tiếng Nga, còn mĩ thuật chỉ tự học. Tôi càng cảm phục hơn khi biết đây là triển lãm sôlô lần thứ hai của chị. Và tôi cũng rất thú vị khi, ngoài xưởng tranh nhỏ bé, tôi còn được xem giá sách của nữ hoạ sĩ mà trên đó có nhiều tập tranh phiên bản của các hoạ sĩ Nga, sách tiếng Nga, trong đó có tuyển tập Pautôvski, một nhà văn có lẽ không chỉ riếng tôi rất yêu thích từ những năm tuổi trẻ.

Ngắm nhìn hơn 30 tác phẩm sơn dầu của Chị tại phòng tranh 16 Ngô Quyền, nơi chủ yếu giới thiệu tranh của các họa sĩ chuyên nghiệp, ấn tượng của tôi về nữ hoạ sĩ Nguyễn Hồng Phi lại càng sâu sắc hơn. Trước hết là, một seri tranh diễn tả cảnh phố đêm với gam màu tối có tít đề Phố đêm I, Phố đêm II... Phố đêm X. Cảnh những phố đêm vắng lặng của chị và đôi khi trên những con phố có lác đác người đi thường gợi cho ta những hoài niệm xưa. Đặc biệt, ngắm bức tranh với gam màu tối khắc hoạ một cô gái trong chiếc váy dài đen vai ở trần âm thầm bước trên phố vắng trong đêm, tôi chợt nhớ tới câu hát trong một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương “Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương... Có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà...”. Thông cảm với thân phận nhân vật của Nguyễn Hồng Phi miêu tả trong tranh, tôi muốn mượn lời nhà thơ Tố Hữu để an ủi nàng “Ngày mai... cô thơm như hương nhụy hoa nhài, sạch như nước suối ban mai giữa rừng...”. Người xem cũng rất cảm thông với cảnh một ông lão tóc bạc trắng dáng vẻ đã nghỉ hưu, những vẫn kiếm ăn, khăn vắt vai, ngồi suy tư bên cái bơm và hộp đồ nghề chữa xe. Cả những bức tranh tĩnh vật Nguyễn Hồng Phi miêu tả những nhành hoa sen, hoa hồng hay hoa loa kèn đang bắt đầu mất đi sự tươi nguyên cũng như muốn nói lên niềm tâm sự nào đó. Nhìn những bức tranh gam màu sáng miểu tả cuộc sống nông thôn vùng trung du với hình ảnh những con trâu, con bò vô tư lự gặm cỏ, xa xa là ản hiện những ngôi nhà hay cảnh nhà thờ như một nét chấm phá trên nền xa xa là núi non, sông nước, gần đó là con đường có những người lại qua. Nhìn thánh đường, chắc chắn những ai ngoan đạo sẽ có cảm giác như nghe tiếng chuông nhà thờ rung và họ sẽ nhẩm những lời kinh hướng thiện.

Tranh là người. Bằng những xúc cảm màu sắc, đường nét và những gam màu tối nhiều hơn sáng để khắc hoạ cảnh và người, Nguyễn Hồng Phi như muốn tỏ lộ nỗi niềm - những buồn vui, những kỉ niệm của một thời, sự cảm thông với bao thân phận và cả niềm tin, yêu, hi vọng.

Nhưng dù là gì, thì với những tác phẩm của mình, bằng những kiến thức hội hoạ rất khiêm tốn và bằng cả những niềm đam mê và hưng phấn hội hoạ rất hồn nhiên gần như nguyên sơ của thời ấu thơ của mình. “...Nữ hoạ sĩ không chuyên Nguyễn Hồng Phi, - như tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Đỗ Bảo nói, - “góp phần nhỏ làm phong phú và sang trọng thêm cho đời sống hội hoạ của đất nước ta trong thời kì hội nhập”. Chứng thực lời của TS Nguyễn Đỗ Bảo là tranh của chị có trong một loạt bộ sưu tập tranh cá nhân, trong đó có nhưng người nước ngoài đến thăm Việt Nam.

Sinh năm 1963, ngay từ buổi ấu thơ bé Phi đã rất thích dùng màu sắc và đường nét để miêu tả những cảm nhận từ cuộc sống. Bức tranh đầu đời Nguyễn Hồng Phi được giải thưởng là vào năm học lớp 3 khắc họa o du kích nhỏ dương cao súng áp tải tên giặc lái Mĩ lom khom bước cúi đầu. Sự kiện này đã trở thành cú huýnh khích lệ bé Phi vẽ nhiều để sau khi tốt nghiệp THPT thi vào trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Không may thi trượt, cô nữ sinh Phi đành thi vào ngành tiếng Nga trường đại học ngoại ngữ Hà Nội. Làm việc trong lĩnh vực ngoại ngữ, nhưng tình yêu hội họa vẫn luôn ám ảnh chị. Trong những tháng năm học tiếng nói của Puskin, thực tập tiếng Nga và làm việc ở nước này với tư cách phiên dịch, Nguyễn Hồng Phi thường gianh nhiều thời gian xem tranh của các hoa sĩ, đọc những tài liệu nói về môn nghệ thuật thị giác và màu sắc. Về những năm tháng sống và làm việc trên đất nước Xô-viết nhiều dân tộc trước đây, Nguyễn Hồng Phi tâm sự:

- Thời gian ở Nga tôi thường xem các triển lãm tranh, đọc và nghiên cứu các hoạ sĩ Nga. Tôi rất kính phục họa sĩ Nga Alexandr Nicolaievich Benois, ông học luật chính qui, còn mĩ thuật cũng chỉ tự học. Cuộc đời của A.N. Benois đã trở thành tấm gương sáng đối với tôi và khơi dạy ở tôi niềm khát khao và đam mê tự học hội họa. Chính điều này cộng với những kỉ niệm về những bức tranh vẽ ngày thơ ấu đã trở thành xung lực khích lệ tôi năm 2003 mở triển lãm sôlô lần thứ nhất và triển lãm sô lô lần hai – 2007.

- Đất nước và nhân dân Nga trong chị như thế nào? – tôi hỏi tiếp.

- Tôi rất yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và tính cách Nga, thấu rõ chủ nghĩa anh hùng Xô Viết được thể hiện trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại và tinh thần lao động của nhân dân Nga.

Ngừng giây lát nữ hoạ sĩ nói tiếp - Tôi cảm thấy mình có khiếm khuyết là, chưa có một bức tranh nào phản ảnh tình cảm của tôi vơi đất nước và nhân dân Nga, mà mới chỉ là đang thai nghén. Tôi sẽ giói thiệu trong triển lãm lần sô lô lần thứ ba của mình những tác phẩm miêu tả phong cảnh và tính cách Nga.


Nghe giọng nói và nhìn ánh mắt của Hồng Phi tôi biết rằng trong trái tim chị đang cháy lên niềm khao khát và say mê thực hiện ý tưởng.
(Theo nuocnga.net)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Lê Thanh Minh: Giai thoại (13.10.2017 21:21)
Chia tay Nguyễn Sáng (30.12.2013 19:05)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Giới thiệu tranh: Chơi ô ăn quan
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh lụa Trung Quốc và Việt Nam - tương đồng và khác biệt
Mĩ thuật đương đại ở ba trung tâm văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Mỹ thuật Việt Nam: Dần nhạt nhòa bản sắc
Không phải cứ không quần áo là art nude
Henri Matisse - Sinh ra để đơn giản hoá hội họa
Danh họa Picaxo và những cuộc tình khơi nguồn sáng tạo
Chu Dạ Thảo – một năng khiếu hội hoạ của người Việt ở Ekaterinburg
Những cuộc tìm kiếm mới trong mỹ thuật hiện đại thế giới - Võ Văn Lạc
 
 
 
Thư viện hình